Thứ nhất: Coi tiền như rác
Từ nhỏ đã sống trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi đi ra ngoài xã hội họ phải học cách bươn trải và dễ rơi xoáy vào những cạm bẫy của xã hội. Họ dễ trở nên ‘đua đòi’, phóng túng dục vọng bằng cách tiêu tiền hoang phí, thậm chí là đi theo con đường sa ngã.
Trong khi rất nhiều người nghèo khi họ có một số tiền nhỏ, họ không nghĩ đến tương lai, bây giờ họ bắt đầu tiêu xài hoang phí, mua sắm đủ thứ, đến khi cần tiền thì thấy túi đã cạn.
Những kiểu người tiêu tiền không tiếc tay, không biết quý trọng giá trị của đồng tiền thì cuối đời không thoát khỏi cảnh túng thiếu.
Thứ hai: Không biết quý tiếc thời gian
Nhiều người rất hào phóng trong việc chi tiêu thời gian của họ và không quan tâm đến thời gian. Trong khi người khác tận dụng từng chút thời gian để học tập và làm giàu cho chính mình, họ thường dùng thời gian đó để ăn uống và vui chơi.
Chúng ta có thể nhận rõ rằng, những người chăm chỉ học tập, có chí tiến thủ và trân trọng thời gian, họ sẽ có một trình độ học vấn cao, tương lai nghề nghiệp sáng lạn.
Đối với người chỉ biết ‘ăn không ngồi rồi’, lười biếng và không có động lực cố gắng, họ chỉ chờ nước đến chân mới nhảy, đến cuối đời sẽ nhận ra bản thân chẳng có chút thành tựu nào cả.
Những người biết tận dụng và trân quý thời gian sẽ biết cách liên tục nâng cao năng lực, có nhiều cơ hội thay đổi bản thân trong công việc.
Thứ ba: Thường cho vay tiền
Có một số người thường cho bạn bè và những người xung quanh vay tiền, mới đầu có thể là những số tiền nhỏ, nhưng nếu thói quen này được duy trì thời gian lâu, số tiền đó cũng có thể ngày một lớn hơn. Có khả năng, bạn sẽ không thể lấy lại được số tiền lớn đó nữa.
Lần sau khi bạn rút kinh nghiệm, không cho họ vay tiền, họ sẽ cảm thấy bạn không tin tưởng họ, có thể khiến mối quan hệ hai bên trở nên không còn như trước.