Người Nhật luôn thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt: Biết lý do ai cũng muốn học theo

22:28, Thứ sáu 16/05/2025

( PHUNUTODAY ) - Việc thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh tách biệt với nhau giúp giải quyết rất nhiều vấn đề. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nêu để ý, bạn sẽ thấy đa số các gia đình người Nhật đều thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt. Đây là cách thiết kế hoàn toàn khác so với cách mà chúng ta thường thấy ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Việc sắp đặt này có liên quan đến nhiều yếu tố, tựu chung lại đều mang tới lợi ích thiết thực cho người sử dụng.

Theo quan niệm văn hóa tuyền thống của người Nhật

Dù xã hội ở Nhật Bản phát triển một cách mạnh mẽ nhưng có những giá trị truyền thống vẫn không thay đổi. Đây là một trong những điểm rất đáng để học hỏi. Việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt cũng là một trong những quan niệm được tuyền lại từ xa xưa. Theo đó, người Nhật trước đây thường xây nhà vệ sinh ở giữa vườn cây hoặc cuối hành lang. Họ sẽ lựa chọn một vị trí cách xa khu nhà chính để đặt nhà vệ sinh. Điều này không chỉ giúp khu vệ sinh được thông thoáng mà còn giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ. 

Trong khi đó, nhà tắm đối với người Nhật là nơi thanh tẩy cả cơ thể lẫn tâm hồn. Người Nhật có thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng để xua tan mệt mỏi sau một ngày dài làm việc, giúp mang lại cảm giác thư giãn. Trong khi đó, nhà vệ sinh là nơi chứa khí bẩn, ô uế. Việc gộp chung hai không gian này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc làm sạch cơ thể.

Đối với việc tắm, người Nhật còn có thói quen tắm rửa sạch sẽ bên ngoài. Sau đó, họ mới bước vào bồn tắm chung của gia đình. 

Người Nhật thường thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm tách biệt.
Người Nhật thường thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm tách biệt.

Đảm bảo vệ sinh

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng cũng giúp đảm bảo vệ sinh. Theo đó, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn, thường có mùi khó chịu. Khi để tách biệt với nhà tắm, những yếu tố này sẽ không làm ảnh hưởng đến khu vực tắm rửa. Đặc biệt, với những người có thói quen để bàn chải, khăn mặt trong nhà tắm, nếu hai khu vực này được bố trí cùng chỗ, không có vách ngắn, vi khuẩn từ bồn cầu có thể bắn lên không trung và bám vào các đồ dùng cá nhân, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho con người. Ngoài ra, thiết kế này còn giúp nhà vệ sinh luôn khô ráo, không bị ẩm ướt quá nhiều. 

Tiện lợi, tối ưu hóa công năng

Việc tách biệt nhà vệ sinh và nhà tắm cũng mang lại tiện lợi cho việc sử dụng. Thay vì một người đi tắm thì những người còn lại sẽ không thể sử dụng nhà vệ sinh hoặc ngược lại. Trong khi đó, việc tách riêng hai khu vực này sẽ giúp tối ưu hóa không gian sử dụng. Hai người có thể cùng sử dụng hai không gian cùng lúc, không ảnh hưởng tới nhau. 

Việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại lựa chọn kiểu thiết kế kiểu như vậy. Không chỉ dựa vào truyền thống mà còn có những công dụng đặc biệt. Đây là điều rất đáng để học hỏi.

Dù thiết kế như thế nào, bạn cũng cần phải dọn dẹp nhà vệ sinh và nhà tắm thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ, khử mùi, hạn chế vi khuẩn sinh sôi, phát tán. Ngoài ra, có thể bố trí thêm một số cây cối xung quanh các khu vực này để trang trí, cải thiện môi trường. 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Nguyệt Tú