Người thầy 24 năm không để một học sinh vùng núi nào thôi học

09:02, Chủ nhật 20/11/2011

( PHUNUTODAY ) - Thầy Lưu Tân Đào.

(Phunutoday) - Vùng núi cao tiểu khu huyện Hiếu Xương Thành phố Hiếu Cảm là nơi cách mặt nước nước biển cao nhất và cũng là thôn vùng núi nghèo nhất. Tuy nhiên chính tại nơi có 53 hộ nghèo gồm 248 nhân khẩu này, những năm gần đây có 21 sinh viên đại học và chưa có bất cứ một học sinh nghèo nào phải thôi học. Điều kỳ diệu này có được nhờ vào lòng yêu nghề yêu trò kiên trì suốt 24 năm của người thầy giáo vùng cao - thầy Lưu Tân Đào.
 
 Thầy giáo Lưu Tân Đào
Trong 24 năm đó, thầy Lưu đã cùng học sinh trải qua những ngày thanh bạch khốn khó, với một bút viết một chiếc bảng đen, không một lời than trách, người thầy dùng trí tuệ lòng nhiệt huyết với nghề và trên hết là tấm lòng yêu trò đã  không chỉ đem lại tri thức nhân loại mà còn cả một con đường chan chứa lòng đam mê được học hỏi cho những em học sinh vùng cao nghèo khổ.
 
Thầy Lưu với mái tóc đã bạc trắng, dáng vóc và khuôn mặt gày gò, chân trái bị tàn tật, thầy cho biết vết thương này do căn bệnh phong hàn hồi nhỏ gây nên.
 
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, trường tiểu học Bút Sơn cũng giống như bao trường vùng núi khác, việc học hành của trẻ em không được gia đình coi trọng và ủng hộ, các em phải tham gia các công việc nương rẫy phụ giúp bố mẹ, ngày đó để đến được trường học, trò mà có nhà gần trường nhất mỗi ngày cũng phải trèo đèo vượt núi 3.5 km, đi trong rừng rậm vượt qua suối và phải thường xuyên đối mặt với động vật hoang dã như rắn độc lợn rừng….chính vì thế việc học sinh thôi học ngày càng nhiều, điều này cộng thêm cả những khó khăn thiếu thốn khi làm giáo viên miền núi, các thầy cô cứ dần dần từ bỏ trường mà về miền xuôi.
 
Một bức thư đã làm thay đổi cả cuộc đời của thầy Lưu.
Thầy giáo Lưu Tân Đào cùng các em học sinh
Năm 1987, lúc này thầy Lưu đang sống tại Hải Khẩu nhiều năm, vào một ngày nhận được bức thư của thầy giáo cũ, trong thư cho biết do tình hình khó khăn thiếu thốn mà các thầy cô giáo trường tiểu học thôn núi đã bỏ trường về xuôi, hi vọng thầy sẽ đến đảm nhận việc dạy học. Công việc của thầy Lưu khi ấy là  thiết kế may mặc, có tháng thu nhập được hơn 1 ngàn nhân dân tệ, về làm giáo viên mỗi tháng chỉ nhận được 16 tệ 5 hào.
 
Khi đối diện với sự cách biệt về thu nhập và sự vất vả của cuộc sống thầy cô vùng cao, ngoài ra không nhận được sự ủng hộ của một số người thân, nhưng cuối cùng thầy Lưu vẫn quyết định trở về quê nhà dạy học.
 
Rất khó để đến một nơi phồn hoa đô hộ, tìm được một công việc tốt có một cuộc sống đầy đủ sung túc tiện nghi, nay trở về làm một người thầy giáo nghèo khổ cô đơn. Bố mẹ ông phản đối, bạn bè can găn “ Đừng làm hỏng tiền đồ sán lạn trước mắt hơn nữa chân con lại tàn tật vậy. Người thầy lòng đầy nghĩ cho quê hương đã giải bày: Trẻ em trong núi không có thầy dạy, ở trên núi giao thông không thuận tiện thông tin cách biệt cuộc sống nghèo khổ, nếu học sinh lại không được đi học, thì sống mãi cuộc đời nghèo khổ.
 
Vậy mà nay đã 24 năm, 24 năm quyết tâm cho học sinh cho người vùng núi được học được thoát nghèo đã trôi qua. Trường có cơ sở hạ tầng thấp kém, chỉ với hai phòng học lợp bằng cây lá rừng, bàn và ghế được dựng lên thô sơ, trên bục giảng có một chiếc bảng đen nhỏ, mỗi ngày 8 tiếng lên lớp, tiếng giảng bài của thầy và tiếng đọc bài của trò  vẫn vang vọng khắp bầu trời vùng núi cao nghèo này.
 
Toàn bộ sách bút đều do thầy Lưu mang từ vùng xuôi về, thầy và trò đã lưu giữ suốt 24 năm, những quyển sách được chuyển từ lớp học sinh này đến lớp học sinh khác, họ nâng niu trân trọng gìn giữ cho thế hệ mai sau được học tri thức của cuộc sống.
 
Trước đây dưới chân núi của trường học có một con suối, mỗi năm mùa nước lũ, việc đến trường của học sinh vô cùng nguy hiểm, các em vượt qua một chiếc cầu khỉ lắc lư đã gần mục nát. Sự an toàn của học sinh đè nặng trên vai của thầy Lưu, thầy dùng tiền của mình cùng dân trong vùng làm chiếc cầu mới cho học sinh, và mỗi khi mùa lũ đến thầy thường dậy sớm đến cầu cẩn thận đưa từng em qua cầu.
 
Năm 1996 vào ngày mùa lũ năm đó, khi thầy ôm học sinh Lưu Kiệt  10 tuổi qua cầu, một trận lũ ào đến khiến hai thầy trò chới với trong cơn hồng thuỷ, trong lúc nguy cấp thầy dùng hết sức lực của mình cứu giúp học sinh đưa về bờ, chính cơ thể thầy trong trận nạn đó đã mang bao thương tích.
 
Năm 2004, với đôi chân tàn tật thầy đã đi khắp nơi kêu gọi mọi người quyên góp tiền dựng trường, và thầy đã nhận được 7 vạn nhân dân tệ từ tấm lòng của nhân dân. Ngôi trường mới khang trang được xây dựng từ lòng nhiệt huyết của thầy trò trường Bút Sơn, và trên hết đã không có một em học sinh nghèo nào phải thôi học giữa chừng, trong những năm tháng khó khăn đó nhà trường đã mang lại cho đất nước rất nhiều nhân tài là những em sinh viên đại học, những người đã luôn ghi nhớ công ơn của thầy Lưu và đền đáp cho thầy một cách xứng đáng bằng việc đi tiếp trên con đường tri thức để đem tri thức đó về với quê hương để quê hương ngày bớt khổ hơn.

Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi có một số câu chuyện của những người thầy cô coi vật chất lên trên, việc mua điểm và đánh học sinh không còn quá xa lạ với mọi người, nhưng thầy Lưu chính là tấm gương để những thầy cô nhầm đường lạc lối đó nhìn nhận lại và tìm lại con đường của chính mình, và mọi người biết thêm về cuộc sống và tình yêu nghề và tấm lòng yêu thương trò của người thầy chân chính.
  •   Vũ Vũ
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc