Đặc điểm bên ngoài của cây đinh lăng
Cây đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá hay nam dương sâm. Đinh lăng thuộc họ Ngũ gia bì, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cây đinh lăng là loài cây có thân nhẵn, nhỏ, cao từ 0,8 - 1,5m, tùy vào tính chất vùng miền cây có thể cao hơn. Thân cây không có gai, lá kép có hình dạng như lông chim dài từ 20 - 40cm. Cuốn là gầy dài 3-10mm có hình ống nhỏ, phiến lá có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng. Hoa của cây nở thành cụm có hình chùy ngắn mang nhiều hoa nhỏ. Quả của cây có hình dẹt dài 3 - 4mm, dày 1mm.
Lá, chồi non,thân và rễ cây đinh lăng thường được dùng để ăn sống hoặc sử dụng như dược liệu chữa bệnh trong y học.

Cây đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá hay nam dương sâm
Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng
Cây đinh lăng không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy:
- Thu hút tài lộc: Theo quan niệm phong thủy, cây đinh lăng có thể mang đến may mắn, thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ. Lá cây xum xuê tượng trưng cho sự phát triển và thành công.
- Cân bằng năng lượng: Đặt cây đinh lăng trong nhà giúp cân bằng âm dương, tạo cảm giác hài hòa trong không gian sống.
- Xua đuổi tà khí: Với dáng vẻ thanh tao, đinh lăng được cho là có khả năng xua đuổi những năng lượng xấu, bảo vệ gia đình khỏi các ảnh hưởng tiêu cực.

Cây đinh lăng không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy
Cây đinh lăng hợp tuổi nào? mệnh nào?
Phong thủy dân gian cho biết, cây đinh lăng thuộc hành Mộc, hợp với người mệnh Hỏa, mệnh Thủy và đặc biệt phù hợp với những người mang mệnh Mộc. Trong phong thủy, Mộc tượng trưng cho sự phát triển, sự sống và năng lượng tươi mới. Người ta cho rằng, gia chủ mệnh Mộc khi trồng cây đinh lăng sẽ tăng cường năng lượng tích cực, thu hút vượng khí, giúp công việc và cuộc sống suôn sẻ.
Mộc sinh Hỏa, vì vậy, những người mang mệnh Hỏa cũng có thể trồng cây đinh lăng để gia tăng may mắn. Quan niệm phong thủy cho rằng cây đinh lăng giúp người mệnh Hỏa giữ được sự ổn định trong cảm xúc, mang lại sự thanh tịnh, nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng và nóng tính.
Thủy sinh Mộc, cây cối sinh trưởng nhờ nước, do đó những người mệnh Thủy cũng có thể trồng cây đinh lăng để gia tăng sự hòa hợp trong ngũ hành, tạo sự cân bằng và ổn định trong cuộc sống.
Ngược lại, quan niệm phong thủy cho rằng những người mang mệnh Kim và mệnh Thổ nên cân nhắc việc trồng cây đinh lăng, vì Mộc khắc Thổ và Kim khắc Mộc. Nếu vẫn muốn trồng loại cây này, gia chủ có thể đặt nó ở những vị trí ít quan trọng trong nhà.
Nói chung, đối với tuổi nào cũng chỉ cần xét theo mệnh, hợp mệnh là bạn có thể lựa chọn trồng cây đinh lăng rồi.