Người tưởng thông minh mà hóa ra lại dại, vụng về đến cực điểm lại thành "khôn"

15:27, Thứ hai 28/01/2019

( PHUNUTODAY ) - Hình như những người thông minh thật sự lại thường giả ngốc?

Thời khắc quan trọng còn chưa đến thì họ sẽ không tùy tiện sử dụng trí thông minh của mình. Rất nhiều người thích tâm kế, luôn thể hiện chút tiểu thông minh (khôn vặt), không quản điều đó là có cần thiết hay không, vào mọi thời khắc, ở mọi việc đều thể hiện trí thông minh của mình.

Điều này không chỉ đối với thành công là vô ích mà còn thường thường chiêu mời tai họa. Trong “Luận Ngữ. Vệ Linh Công”, Khổng Tử từng cảm thán rằng: “Quần cư chung nhật, ngôn bất cập nghĩa, hảo hành tiểu tuệ, nan hĩ tai!” ý nghĩa chính là suốt ngày dạy dỗ, nhưng chỉ riêng với loại người trên, ông lắc đầu than rằng: “Khó! Khó!” Có thể thấy tất cả những khuyết điểm của đời người đều có “thuốc” để chữa trị, duy chỉ có những kẻ hay thích thể hiện mình khôn vặt là không thể dạy. Rất nhiều người đều có tật xấu này.

Vào thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, học giả Cố Đình Lâm từng phê bình những người có học ở phía nam là: “Quần cư chung nhật, ngôn bất cập nghĩa” (suốt ngày tụ tập, tán hươu tán vượn). Còn những người có học ở phương bắc, Cố Đình Lâm cho rằng: “Ăn uống chán chê suốt ngày, không chú ý”. Chính những lúc “tán hươu tán vượn”, “không để tâm chú ý” là những lúc rất nhiều người thích thể hiện sự khôn vặt của mình.

dam-dao

Thông thường, những người thích thể hiện sự khôn vặt của mình đều là những người không có “chân tài, thực học”. Họ thường dựa vào công kích, áp chế người khác để nâng mình lên. Những người này có thể đắc ý nhất thời, đạt được sự thỏa mãn nhất thời trong tâm lý nhưng vĩnh viễn không đạt được sự thành công vĩ đại và chân chính. “Khôn vặt” là cách lừa người hại mình Trong “Bi thuyết”, Liễu Tông Nguyên (773-819) từng ghi chép một câu chuyện kể rằng:

Người ta nói, con nai sợ con báo rừng, con báo lại sợ con hổ, con hổ lại sợ gấu ngựa. Ở nước Sở xưa có một người thợ săn, kỹ năng săn thú rất kém cỏi nhưng lại thích thể hiện mình thông minh. Người thợ săn tước ống trúc làm thành cái tiêu để bắt trước tiếng kêu của các loài dã thú. Anh ta thường học tiếng kêu của con dê, con hươu, nai… để dụ dỗ những con này đến và bắt chúng.

Có một lần, người thợ săn mang theo cung tên, thuốc nổ và đồ dùng lên núi. Anh ta dùng tiêu thổi ra tiếng kêu của con nai. Không ngờ, tiếng tiêu rất giống với tiếng kêu của con nai, làm cho con báo ở gần đó tìm đến để ăn thịt nai. Người thợ săn thoáng chút hoảng sợ, nhưng anh ta cũng kịp thổi ngay ra tiếng kêu của con hổ, dọa con báo sợ hãi mà rời đi. Con gấu ngựa, dọa khiến con hổ hung mãnh bỏ chạy. Anh ta vừa thở gấp, vừa muốn nghỉ ngơi một chút thì từ đâu một con gấu ngựa nhe nanh vuốt nghe thấy tiếng kêu đi tới.

Người thợ săn đến lúc này không thể thổi ra được tiếng của con vật nào hung mãnh hơn để hù dọa gấu ngựa. Anh ta sợ tới mức hồn bay phách lạc và cuối cùng đã bị con gấu ngựa bổ nhào lên người, xé thành từng mảnh. Người thợ săn này đã không dựa vào bản lĩnh thật sự để đi săn, mà là dựa vào tiếng kêu để “lừa săn”.

Trong cuộc sống, những người giống như thợ săn, những hiện tượng giống như vậy thực sự không ít. Có những người khi làm việc thì không làm đến nơi đến chốn bằng bản lĩnh thực sự của mình, mà dựa vào chút khôn vặt để hãm hại, lừa gạt người khác. Nhưng cuối cùng họ cũng nhận được kết quả “lừa người hại mình”.

Chúng ta thường nghe nói, bậc trí giả thường là người “đại trí giả ngu”, nhưng trong thực tế, trong cuộc sống hàng ngày cũng có rất nhiều người “đại ngu giả trí”. Những người “đại ngu giả trí” này thường là người thích thể hiện mình thông minh hơn người.

11836

Tuy nhiên, người “đại trí giả ngu” và người “đại ngu giả trí” là hoàn toàn khác nhau ở chỗ “tự mình biết mình”. Những người mù quáng tự đại này mê thích tâm kế, khăng khăng cho mình là đúng thì vô cùng khó để thành công.

Cuộc đời tuy thực mà lại mơ, tuy mơ nhưng lại thực, bon chen tranh đấu để thân tiều tâm mỏi, hay ung ung tự tại, an lạc sống trọn kiếp người? Hết thảy điều đó, âu cũng là lựa chọn của mỗi người…

1. Người biết đủ thì dù nghèo vật chất nhưng vẫn giàu có tâm hồn, người tham lam thì dẫu tiền nhiều nhưng tâm lại nghèo khó. Đây chính là điều mà cổ nhân thường nói: “Biết đủ là vui”, niềm vui xuất phát từ nội tâm mới là niềm vui tự tại và lâu bền nhất. Tuy tài sản không nhiều, thu nhập cũng chẳng cao nhưng tâm thường an lạc, không điều lo lắng. Con người sống là nhờ tâm hồn, tâm hồn phong phú mới chính là tài sản quý giá nhất.

2. Đời người chỉ có ba ngày: Người mê muội sống ngày hôm qua, người hy vọng sống ở ngày mai, chỉ có người sáng suốt mới sống tại ngày hôm nay. Ngày hôm qua thì đã qua mất rồi, nó chính là tấm vé tàu hết hạn; ngày mai thì vẫn chưa đến, vé có rồi thì cũng chẳng thể đi. Vậy nên chỉ có sống ngày hôm nay mới là thực tại.

3. Làm người thì sống không cần so đo, kỳ kèo. Khi so đo kỳ kèo với người khác cũng chính là lúc tự mua phiền chuốc giận cho bản thân. Có câu: “Đời người chẳng quá trăm năm, truy cầu vạn tuế tự tâm muộn phiền. Vậy nên vạn sự tùy tâm, nhất tiếu giải ngàn sầu”. Đời người ai cũng biết chẳng thể sống quá trăm năm nhưng lại cứ truy cầu thiên thu vạn tuế, đây là tự lừa mình dối người, sau cùng chuốc khổ tự thân. Vạn sự tùy tâm, vui buồn do mình tự định, một nụ cười ngàn ưu phiền tan biến.

4. Làm người sống đơn giản mới là minh trí. Chỉ cần hiểu được “vì mình mà sống”, vì tốt mà sinh, vì hạnh phúc mà làm, truy cầu càng ít, tự do càng nhiều, xa hoa càng ít, thì thoải mái càng nhiều, hạnh phúc càng thăng hoa…

5. Thêm một phần vui vẻ, ắt giảm một phần ưu tư; thêm một phần chân thật, ắt giảm một phần giả dối; thêm một phần nhàn rỗi, ắt giảm một phần bận rộn. Ba chữ “thêm”, ba chữ “giảm” này đối với mỗi người mà nói đều vô cùng quan trọng, ai hiểu được thì một đời thân tâm thanh thản, niềm vui trường tồn. Người già cũng có thể làm cho cuộc sống của mình thư nhàn thoải mái biết tự chủ về sau, lấy thiện đãi chính mình.

6. “Bớt nghĩ, rảnh nhiều, thân bận, tâm rảnh”, đời người có thể làm được 8 chữ này thật không phải việc đơn giản, mấu chốt chính ở chữ “rảnh” kia. Người già, cuộc sống có hạnh phúc, an lạc hay không cũng chính là nhờ vào chữ đó: “Rảnh tâm”.

7. Học cách thay đổi thái độ bản thân để thích ứng với những hoàn cảnh khác nhau. Con người chúng ta đôi lúc ước rằng giá mà thời gian có thể quay lại, khi đó sẽ thay đổi thái độ đối xử với rất nhiều sự việc, và tin chắc rằng chỉ cần thay đổi một chút thái độ thì sự việc sẽ tốt hơn. Đời luôn là vậy, qua rồi mới thấy hối tiếc, vậy sao không sửa sai ngay phút ban đầu này?

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc