"Bệnh ở mồm" là nghĩa như thế nào?
Vế này của câu cổ nhân muốn chỉ những thói quen xấu liên quan đến ăn uống có thể gây bệnh cho một người, như:
1. Không ăn sáng
Trước đây, người xưa luôn tuân thủ quy tắc “sáng ăn no, trưa ăn vừa, tối ăn ít”. Nhưng hiện nay nhiều người lại làm ngược lại. Sự lười biếng vào buổi sáng, đối phó với buổi trưa và ăn bù cả ngày vào buổi tối chính một trong những nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh tật.
Ngoài việc khó tập trung, suy nghĩ chậm chạp trì trệ thì việc bỏ bữa sáng còn ảnh hưởng đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày và mật. Từ đó, có thể gây ra các bệnh liên quan đến viêm dạ dày, sỏi mật và các bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Erlangen ở Đức cho thấy rằng, những người không chú ý đến bữa sáng có tuổi thọ trung bình ngắn hơn 2.5 năm so với những người giữ thói quen ăn sáng đều đặn.
2. Ăn ngấu nghiến
Ngày nay, do công việc xã hội và cuộc sống chịu nhiều áp lực nên con người thường ở trong trạng thái căng thẳng. Điều này khiến họ ăn ngấu nghiến thức ăn cho nhanh, thế nhưng hành động này lại gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nếu bạn ăn ngấu nghiến, thức ăn không thể nhuyễn, dễ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và gây ra tình trạng viêm mãn tính.
3. Uống ít nước
70% cơ thể người là nước và 90% các thành phần trong máu có nguồn gốc từ nước. Vì vậy, ở một mức độ nhất định chất lượng nước quyết định đến chất lượng máu, chất lượng máu quyết định đến thể chất.
Một số người mặc dù uống nước nhưng lại thay nước lọc bằng nước có gas hoặc nước ngọt, nhưng phương pháp này không khoa học. Vì mối nguy lớn nhất trong đồ uống là đến từ “đường”, bạn càng uống nhiều đường nguy cơ tử vong sớm càng cao.
4. Hút thuốc lá và uống rượu
Thuốc lá có hại cho sức khỏe là điều tất cả mọi người đều biết, nhưng vẫn có một số người hút bất chấp những khuyến cáo được đưa ra. Một số lượng lớn các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hút thuốc lá có thể gây ra nhiều bệnh ung thư khác nhau như ung thư vòm họng, ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi và ung thư miệng.
Tương tự như thuốc lá, rượu cũng là nguyên nhân gây ra các tình trạng sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Theo thống kê, hàng năm, trên thế giới có khoảng 3.3 triệu người chết vì lạm dụng rượu.
"Ốm ở chân" có nghĩa ra sao?
Cổ nhân nói mồm giữ người khỏe mạnh thì phải biết giữ miệng, hoạt chân, không tham vật chất. Vậy vế “ốm ở chân” ở đây có nghĩa là gì?
Ý cổ nhân nói “ốm ở chân” chính là lười vận động sẽ gây ra bệnh tật.
Ngày nay, rất nhiều người lấy cớ công việc bận rộn mà trốn tránh tất cả các loại thể thao. Nhưng bạn quên mất rằng, ngoài thể thao có một cách vận động đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sức khỏe cho bạn chính là đi bộ.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc đi bộ có thể kích hoạt nhiều cơ quan như xương, cơ, dây chằng, khớp trong toàn bộ cơ thể. Đi bộ hằng ngày không chỉ có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp, kéo giãn cơ xương mà còn giúp các khớp xương linh hoạt hơn.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người bình thường nên vận động 4.000 bước mỗi ngày. Tất nhiên, vóc dáng của mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn vẫn phải làm những gì có thể và không tập quá sức.