Ý nghĩa của câu nói “Đám cưới không tặng ô, chúc thọ không tặng thuốc, tang lễ không trang điểm quá đậm” mà người xưa căn dặn:
1. "Đám cưới không tặng ô" nghĩa là gì?
Dù ở nông thôn hay ở thành phố thì việc cưới xin là việc cả đời của một người. Đó cũng là sự kiện trọng đại của một gia đình từ đời này sang đời khác.
Trong sự kiện hạnh phúc, vui vẻ này bạn bè và gia đình có thể gửi các loại quà để chúc mừng, nhưng tuyệt đối không được gửi ô.
Bởi vì trong tiếng Hán, từ ”伞 – ô” và từ “散 – tán” là từ đồng âm. Việc gửi ô để chúc mừng đám cưới không phải là một lời chúc tốt lành, mà đó là dấu hiệu cho thấy hai vợ chồng sẽ ly tán, nên hành động này như một lời nguyền rủa trong ngày cưới. Do đó, đây là điều mà người xưa vô cùng kiêng kỵ.
2. "Chúc thọ không tặng thuốc" nghĩa là gì?
Khi đến chúc thọ người lớn tuổi bạn có thể tặng tiền, đồ vậy nhưng tuyệt đối không được tặng thuốc lá.
Bạn có thể tặng thuốc và rượu cho người lớn tuổi hơn mình, nhưng bạn không nên tặng nó vào ngày mừng thọ.
Bởi hành động tặng thuốc cho người lớn tuổi rất xui xẻo, ý muốn ám chỉ người đó biến mất càng sớm càng tốt.
3. "Tang lễ không nên trang điểm quá đậm" nghĩa là gì?
Người xưa lúc nào cũng căn dặn con cháu không được trang điểm trong khi có tang lễ. Bởi trang điểm thường là trong trường hợp nhà có việc hỷ hoặc lễ tiệc.
Việc trang điểm trong lúc dự đám tang là hành động “nhấn sâu” thêm vào vết thương lòng của gia đình có tang.
Sâu xa hơn, hành động vô ý này còn thể bị người khác đánh giá là vui mừng trước tang lễ của người khác.
Vì thế, khi tam gia tăng sự cần phải chú ý phương diện này, tránh để người khác đánh giá về thái độ của mình.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm