Người xưa dặn: "Rẻ không mua đất ven sông, nghèo không mua nhà gần chùa", tại sao lại như vậy?

08:30, Thứ tư 25/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Mua đất, làm nhà là những việc trọng đại của đời người nhưng người xưa dặn phải nhớ tránh những khu vực này.

Tại sao rẻ cũng không mua đất ven sông?

Đất ven sông là loại đất bãi bồi hoặc đất giáp rìa sông. Xưa kia đất những khu vực này thường có giá rẻ. Đất ven sông không nên mua làm nhà là bởi dòng sông bên lở bên bồi, nước lên theo mùa sẽ khiến cho kết cấu vùng đất gần đó không vững chãi. Do đó đất ven sông thường chỉ để trồng cấy sản xuất, còn làm nhà ở sẽ có nguy cơ mất an toàn vì lũ lụt, nước lên.

Đất ven sông kết cấu không vững chắc, dễ thụt lún nên nếu làm nhà ở đó thì phải đầu tư tốn kém cho làm móng nên có thể còn đắt hơn. Hơn nữa mùa nước lên, nước ngập vào nhà, rồi nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước, nguy hiểm. Đất ven sông không khéo còn bị hiện tượng phản quang tức mặt trời chiếu xuống nước rồi phản xạ lại ánh sáng hắt vào nhà, điều đó là cực xấu theo phong thủy. Ánh sáng phản quan gây khó chịu mệt mỏi, ốm đau.

Đất ven sông nhiều bất lợi

Đất ven sông nhiều bất lợi

Thời xưa khu vực ven sông là những nơi vắng vẻ ít người. Do đó mua đất khu này cũng không an toàn. Thế nên người xưa mới nói dù giá có rẻ cũng không nên mua đất ven sông làm nhà.

Tại sao nghèo không mua nhà gần chùa?

Chùa chiền miếu phủ là những nơi tôn giáo có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Thời xưa, ông bà ta thường ở rất xa những công trình tôn giáo. Những đình chùa miếu phủ thường ở cách xa làng, thường nằm giữa đất vắng.

Người xưa không làm nhà gần chùa vì cho rằng chùa chiền, miếu phủ là nơi có nhiều âm khí, làm nhà gần đó sẽ không tốt cho gia chủ. Hơn nữa ở gần nơi công trình tôn giáo sẽ hay nghe tiếng tụng kinh gõ mõ ồn ào và ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình. Những nơi công trình tôn giáo cũng là nơi con nhang đệ tử thường xuyên qua lại, là nơi có thần linh cũng có ma quỷ. Do đó người thường ở những nơi đó không tốt. Những nơi này chỉ dành cho người có căn tu, người theo tôn giáo.

Nhà gần chùa nhiều âm khí

Nhà gần chùa nhiều âm khí

Những nơi tôn giáo thường có thần linh cai quản nên nếu ăn nói phàm tục mạo phạm thì dễ bị quở trách hơn. Do đó ở gần những nơi tôn giáo người ta cảm thấy không thoải mái và cảm giác năng lượng âm gây nên mệt mỏi, chán nản.

Các công trình chùa chiền, miếu phủ cũng thường xây dựng theo dạng mái có mũi nhọn, có trang trí họa tiết có mũi nhọn. Mà theo phong thủy ở gần như thế, mũi nhọn chĩa vào nhà mình chính là mang sát khí vào nhà nên không tốt cho gia chủ.

Ngày nay quan niệm đó còn phù hợp không?

Ngày nay cuộc sống có nhiều thay đổi, tấc đất là tấc vàng nên chùa chiền và nhà dân kề nhau đã không còn xa lạ. Những ngôi biệt thự ven sông trở nên đắt giá. 

Thực ra những con sông đào hoặc sông chảy quanh thành phố thì kết cấu đất gần đó cũng rất vững chãi và những ngôi nhà quay mặt ra sông trở nên giá trị với thời hiện đại. Thế nên đất ven sông giờ không còn rẻ, không phải chỗ nào cũng rẻ thậm chí ven sông đắt hơn trong đường.

Nhà gần chùa chiền miếu phủ hiện nay rất nhiều, và nhiều người vẫn rất có lộc làm ăn. Tuy nhiên ở gần chùa cũng có một số bất tiện là tiếng ồn tụng kinh gõ mõ, mùi hương, ồn ào con nhang đệ tử.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên