Nhà khoa học khuyên cạo lông rốn để hạn chế vi khuẩn

09:00, Thứ tư 15/07/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Tiến sĩ Kruszelnicki, làm việc tại đại học Sydney, được nhiều người biết đến qua chương trình khoa học trên đài phát thanh của Australia.

Cặn rốn là một mảng sợi cuốn tròn, hình thành bên trong rốn người. Nhiều người không có cặn rốn trong khi số khác ngày nào cũng phải vất vả vệ sinh và loại bỏ búi sợi.

Tiến sĩ Kruszelnicki, làm việc tại đại học Sydney, được nhiều người biết đến qua chương trình khoa học trên đài phát thanh của Australia. Một lần, thính giả gửi câu hỏi thắc mắc cặn rốn bắt nguồn từ đâu và hình thành như thế nào. Câu hỏi này đã thôi thúc tiến sĩ Kruszelnicki thực hiện một khảo sát trực tuyến về cặn rốn. Ông kết luận, cặn rốn có xu hướng phổ biến hơn ở những người đàn ông trung niên và rậm lông, đặc biệt là những người béo phì.

Nghiên cứu về cặn rốn của tiến sĩ Kruszelnicki được trao Ig Nobel, giải thưởng cho các nghiên cứu "ban đầu gây cười, nhưng sau đó khiến người ta phải suy ngẫm" năm 2002.

ron-phunutoday-vn
Cặn rốn là sự tích tụ của những sợi vải bào mòn từ trang phục mặc mỗi ngày. 

Kruszelnicki và cộng sự còn thu thập các mẫu cặn rốn từ tình nguyện viên, đồng thời yêu cầu họ tẩy lông quanh rốn. Kết quả, tẩy lông thực sự ngăn chặn được cặn rốn tích tụ.

Tiến sĩ Kruszelnicki cùng nhóm nghiên cứu đã đưa ra lý giải về sự hình thành cặn rốn, theo cách dễ hình dung nhất. Họ cho rằng sợi lông xung quanh rốn hoạt động như "cơ chế bánh cóc một chiều," cuốn các sợi vải nhỏ bé ở mặt trong trang phục vào bên trong rốn.
Đồ càng cũ, cặn rốn càng ít

Kruszelnicki không phải người duy nhất hứng thú với nguồn gốc cặn rốn. Năm 2009, nhà nghiên cứu Georg Steinhauser, đại học Kỹ thuật Vienna, Áo, công bố giả thiết về cặn rốn trong Tạp chí Medical Hypotheses.

Trong suốt ba năm, tối nào ông cũng tự thu thập cặn rốn của chính mình. Steinhauser cho biết, cứ đều đặn vào cuối ngày, lỗ rốn lại bị lớp cặn lấp đầy dù ông sáng nào cũng tắm.

Steinhauser thu được 503 mẫu cặn rốn với tổng khối lượng không đến một g. Tính trung bình, mỗi mẫu cặn nặng xấp xỉ 1,82 miligam, cá biệt có 7 mẫu nặng hơn 7,2 miligam. Mẫu lớn nhất nặng 9,17 miligam.

"Rõ ràng lớp cặn này có nguồn gốc từ sợi cotton," Steinhauser cho biết,"bởi vì chúng đồng màu với chiếc áo tương ứng được mặc hôm đó."

Lớp cặn thu được ít hơn trong những ngày Steinhauser mặc áo phông cũ. Ông nhận định, các sợi vải rải rác bên trong áo đã được nhặt nhạnh hết qua thời gian sử dụng trước đây. Kết quả tương tự cũng đạt được khi Steinhauser diện áo sơ mi.

Steinhauser cũng kết luận tương tự Kruszelnicki, rằng vùng lông bụng xung quanh rốn chính là thủ phạm thu gom mảng sợi. Steinhauser giải thích, những cọng lông cọ quẹt vào sợi vải và cuốn nó ra khỏi áo, sau đó chuyển sợi vải này tới lỗ rốn nơi chúng tích tụ thành mảng cặn. "Lớp lông hoạt động giống như một kiểu lưỡi câu vậy," ông so sánh.

Bên cạnh đó, Steinhauser còn cạo lông bụng, như các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu của tiến sĩ Kruszelnicki. Kết quả, cặn rốn gần như mất hẳn. Steinhauser còn phân tích các hợp chất hóa học trong mẫu cặn thu được sau khi chỉ mặc áo thun trắng làm từ 100% cotton. Nếu cặn rốn hoàn toàn xuất phát từ sợi vải thì toàn bộ thành phần cặn chỉ là cellulose. Tuy nhiên, ông phát hiện trong cặn rốn còn có những mảnh vụn nhỏ hình thành từ bụi bặm, da chết, chất béo, protein và mồ hôi.

Ngôi nhà của vi sinh vật

Ngoài Kruszelnicki và Steinhauser, Rob Dunn, nhà nghiên cứu Khoa Sinh học và trung tâm sinh học hành vi Keck thuộc đại học Bắc Carolina (NCSU), Mỹ, cũng nghiên cứu về hệ vi sinh vật ở rốn người.

Năm 2011, họ thu thập mẫu từ hơn 500 tình nguyện viên tại một hội thảo về khoa học trực tuyến tổ chức tại Raleigh, Bắc Carolina và tại sự kiện Ngày Darwin ở Bảo tàng khoa học tự nhiên Raleigh.

ron-phunutoday-vn
Mẫu vi khuẩn Bacillus subtilis (trái) và Staphylococcus epidermidis trong rốn người 

"Rốn là hệ sinh thái gần gũi nhất với chúng ta song vẫn chưa được khám phá nhiều," nghiên cứu viết. Do đó, họ bắt tay vào tìm kiếm các vi khuẩn sinh sống bên trong rốn. Trong giai đoạn đầu nghiên cứu, họ đã khám phá ra hệ vi khuẩn đa dạng, có số lượng khổng lồ sống trong lỗ rốn.

Phân tích 60 mẫu đầu, nhóm nghiên cứu đếm được ít nhất 2.368 loại vi khuẩn khác nhau. Số lượng này nhiều gấp đôi mức độ đa dạng sinh học của chim hoặc kiến sống ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết những loài vi khuẩn này không phổ biến ở số đông người.

Các nhà khoa học phát hiện, 2.128 loài thực tế trú ngụ trong rốn của một người. Tuy nhiên, có 8 loại phổ biến, xuất hiện trên 70% đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, có ba loại cổ khuẩn (archaea) chỉ tồn tại ở môi trường khắc nghiệt cũng xuất hiện. Hai trong số đó ngụ trong rốn một người đàn ông đã nhiều năm không tắm.

Tại sao vi khuẩn trong rốn lại đa dạng như thế? Dunn và nhóm nghiên cứu nghi ngờ các nhóm vi sinh vật phổ biến đã học được cách thích nghi với cuộc sống trên da người và thậm chí là ngay bên trong rốn trong khi những loại khác chỉ thỉnh thoảng "viếng thăm" vùng cơ thể này.

Đặc điểm này giống như hệ sinh thái ở cửa sông. Những loài định cư vĩnh viễn thích nghi với môi trường cửa sông, trong khi những loài khác chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nên không đủ khả năng thay thế những "cư dân" lâu năm.

Rốn người có hệ vi khuẩn đa dạng nên không thể xác định từng loại hiện diện trong cá nhân cụ thể. Thay vào đó, các nhà khoa học chỉ xác định được các loại vi khuẩn phổ biến và hiếm gặp.

Do đó, nếu rốn của một người có cặn hay không cũng không sao, vì nó vẫn là nơi sinh sống lý tưởng của nhiều vi sinh vật.

Thói quen xấu tệ hại nhưng càng làm càng tốt cho cơ thể
Thói quen xấu tệ hại nhưng càng làm càng tốt cho cơ thể
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Dưới đây là những thói xấu nhưng vô cùng có lợi cho cơ thể của bạn, hãy xem đó là gì!
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyen Thuy Quynh
TIN MỚI CẬP NHẬT