Nhân sinh chỉ cần có được 2 điều này thì phúc báo không mời cũng tự tìm đến

12:34, Thứ năm 08/11/2018

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân dạy rằng: chúng ta không thể lựa chọn chiều dài của cuộc sống nhưng chúng ta có thể quyết định chiều sâu cuộc đời của mình.

1. Thứ nhất: Giữ cái mộc mạc, chính là vui

Cái gọi là “bão phác, là đề cập đến bảo trì nội tâm thuần hậu và chất phác. Trong tư tưởng của Lão Tử còn có hai ẩn dụ tương tự, đó là “Kiến tố” và “Anh nhi”.

Phác, là gỗ chưa điêu khắc. Tố là sợi tơ chưa nhuộm màu. Anh nhi là trạng thái nguyên sơ vốn có, thuần khiết như đứa trẻ mới lọt lòng chưa bị hậu thiên ô nhiễm.

Lão Tử cho rằng cần “Kiến tố bão phác”, cần khôi phục trạng thái anh nhi. Lão Tử trong Đạo Đức Kinh từng nói: “Kiến tố bão phác, thiểu tư quả dục” (Tạm dịch: Thấy nguyên sơ, giữ mộc mạc, ít riêng tư, ít ham muốn).

Lại nói: Đức thường hằng không hề mất, là  trở về với trạng thái đơn thuần như đứa trẻ sinh ra… Đức thường hằng mới được đầy đủ, hồi phục về trạng thái mộc mạc, thuần khiết, bản sơ tự nhiên (“Thường đức bất ly, phục quy ư anh nhi… Thường đức nãi túc, phục quy ư phác”).

18-triet-li-nhan-sinh

Còn nói: Trẻ sơ sinh chân khí tồn lưu trong cơ thể chứ không tiêu tan, nên không có cảm giác sợ hãi (“Chuyên khí trí nhu, năng anh nhi hồ”). Người có đức dày cũng tựa như trẻ sơ sinh (“Hàm đức chi hậu, tỉ vô xích tử”); Mình ta lặng lẽ, chẳng chút phô trương, y như trẻ thơ còn chưa biết mỉm cười (“Ngã độc bạc hề, kỳ vị triệu, như anh nhi chi vị hài”).

2. Thứ hai: Biết đủ là vui

Lão Tử trong Đạo Đức Kinh viết: “Họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc tiếm ư dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ”.

Tạm dịch: Không có họa nào lớn bằng không biết đủ. Không có rủi nào lớn bằng tham cầu. Cho nên hễ biết đủ thì người ta sẽ luôn đầy đủ vậy.

Ông lại nói: “Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu”.

Tạm dịch: Biết thế nào là đủ thì không nhục, biết lúc nào nên ngừng thì không nguy mà có thể lâu dài.

“Tri túc giả phú” (Người biết đủ là người giàu), đây là đạo lý ảnh hưởng rất sâu sắc đối với văn hóa phương Đông – khởi nguồn và xuất xứ của cụm từ “Tri túc thường lạc” (biết đủ thì luôn vui). “Biết đủ thì luôn vui”, lời lẽ chí lý này mặc dù đã thấm sâu vào nền văn hóa phương Đông mấy ngàn năm, nhưng nơi cuộc sống hiện thực, người ta vẫn luôn cảm thấy khó tìm thấy niềm hạnh phúc và mãn nguyện; điều trông thấy đa phần là lo nghĩ, rầu rĩ bởi không thỏa mãn được dục vọng.  

triet-ly-hanh-phuc1

Núi có thể san phẳng, biển cũng có thể lấp đầy, duy chỉ có lòng tham của con người là vô đáy. Chính vì lòng người không thấy đủ, Lão Tử mới sáng suốt khuyên rằng con người nên biết đủ. Thấy đủ hay không thấy đủ, chủ yếu không phải tìm kiếm từ bên ngoài, không phải là dựa vào việc giành giật mà có được, như vậy bản thân chỉ có thể giống như “Khoa Phụ trục nhật” mà thôi.

(Khoa Phụ đuổi theo mặt trời, như một bài thơ nọ, bay từ biển bắc qua núi Côn Luânđặng được nhìn Ngu Uyên, xé khí quanh mặt trời, vượt Ngân hà, vào không trung, bỏ lại sao mai bên phải bên trái về phía sau, chẳng bao lâu kiệt sức rồi chết khát, xác rơi xuống bị chồn chuột ong kiến tranh nhau nhai nuốt, ấy là người theo đuổi chí lớn mà thành công nhỏ).

“Hài lòng” – biết đủ chính là tự tìm kiếm sự cân bằng, chính là cảm giác tự tại trong bản thân mình. Bản thân cho rằng không đủ, thì ngoại lực bên ngoài nào cũng không khích lệ được mình. Ngược lại, tự mình cảm thấy thỏa mãn, ngoại lực nào cũng không thể ngăn trở. Cũng như chuyến tàu về tuổi thơ, không thể dùng tiền để mua vé, mà chỉ có thể giữ gìn ký ức ở trong tâm. Trạng thái hạnh phúc này chỉ có thể gìn giữ ở trong tâm, mạnh mẽ ở trong tâm, không thể mong cầu từ bên ngoài.

0d0a79553da6a91f1eaf286ddf92bc5e_r

10 bí quyết để sống thanh thản và may mắn

 1. “Con người đều từ bức bách mà bước ra” 

 2. “Nếu bạn đơn giản, thế giới này đối với bạn cũng đơn giản” 

3. “Nhân sinh không có diễn tập, mỗi ngày đều là hiện trường trực tiếp” 

4. “Tài năng giống như thai nghén, thời gian lâu rồi sẽ khiến người nhìn thấy” 

5. “Trước đây, rượu gặp tri kỷ ngàn chén ít; hiện nay, rượu ngàn chén tri kỷ chẳng thấy đâu” 

6. Đừng nên truy đuổi vinh quang thế tục

7. Mỗi người đều có cách sống riêng của mình

8. Biết trân trọng chính mình mới có được một cuộc sống chân chính

9. Trong họa có phúc, trong phúc có họa

10. Điều quan trọng là sống sao cho một đời thực tế

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Minh Ngọc