Nhặt tiền, cướp dưa và nỗi xấu hổ hơi xa xỉ

16:29, Thứ bảy 18/06/2011

( PHUNUTODAY ) - Giả sử, cảnh cướp dưa hấu hay cảnh nhặt tiền rơi của người đàn ông gặp nạn bị ghi hình và đưa lên truyền thông thì chắc chắn không ai muốn thấy mình là nhân vật cướp dưa hấu hay đang nhặt tiền như vậy. Nỗi xấu hổ trước mọi người sẽ ngăn chặn được những hành vi ứng xử tồi tệ.

(Phunutoday)-Giả sử, cảnh cướp dưa hấu hay cảnh nhặt tiền rơi của người đàn ông gặp nạn bị ghi hình và đưa lên truyền thông thì chắc chắn không ai muốn thấy mình là nhân vật cướp dưa hấu hay đang nhặt tiền như vậy. Nỗi xấu hổ trước mọi người sẽ ngăn chặn được những hành vi ứng xử tồi tệ. 

0
Những người đi xe máy và xe đạp chung quanh tranh nhau lượm tiền của người đàn ông bị nạn ngày 16/06/2011. Ảnh Tuổi trẻ

Đọc tin “Một vụ hôi của quá vô cảm” trên báo Tuổi trẻ ngày ra ngày 16/06 tự nhiên thấy mình mắc bệnh trầm cảm nặng. 

mal">. Giá như mẩu tin chỉ có thế, nhưng những dòng chữ tiếp theo lại nói cụ thể, chi tiết đến phát sợ về cách ứng xử như sau:“Chỉ trong vòng chưa tới hai phút, số tiền của người đàn ông ấy đã bay vào túi của những người “hôi của” quá vô tâm và đi mất…”.

Vẫn biết, nỗi xấu hổ kiểu này, trong thời buổi này là có phần hơi xa xỉ!

Người đàn ông
Người đàn ông vừa thoát khỏi 2 tên cướp và những tờ tiền trong giỏ xách bay rơi giữa phố ngày 16/06/2011. Ảnh Tuổi trẻ

Vẫn có thể bao biện và tự ru ngủ mình rằng, những tờ tiền trong giỏ xách của người đàn ông kia bay loạn trong gió, tôi không nhặt thì nó cũng bay biến đi mất hoặc người khác sẽ nhặt lấy thôi, vậy thì tôi nhặt hay ai đó nhặt lấy có gì khác nhau? Đằng nào người đàn ông gặp nạn cướp đường kia cũng “thẫn thờ và bất lực” mà thôi.

Giả sử, không ai biết người đàn ông bị nạn đang đứng nhìn “thẫn thờ và bất lực”, số tiền bay trong gió trên đường kia là tiền vô chủ thì có thể tạm chấp nhận được đôi phần vì đòi hỏi thực hiện nghĩa vụ đạo đức “nhặt được của rơi trả người bị mất” là khá khó khăn và không thể kiểm chứng. Nhưng người chủ của số tiền kia vẫn đứng thẫn thờ và bất lực nhìn những tờ tiền của mình biến mất vào túi của những người đi đường cũng như mình thì lập luận trên là hoàn toàn vô nghĩa và không thể ru ngủ được bất cứ ai. 

 

0
mageBoxCaption">Người dân gần đó tranh thủ "hôi" dưa hấu ngày 14/04/2011. Ảnh: Sài gòn tiếp thị

Cách đây chưa lâu, Báo Sài gòn tiếp thị đưa tin  

“kêu xe khác đến chở”!

  thì quả là…siêu lý! Nói cách khác là không thể đối thoại được nữa hay như các cụ nhà ta vẫn dạy “thà nói với đầu gối còn hơn!”.

Ở tình huống cướp dưa hấu này, khó có thể nói là vô cảm vì khái niệm vô cảm chỉ đúng khi những người bị coi là vô cảm không ra tay giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, cần sự giúp đỡ, cảm thông. Nhưng ở cả hai tình huống “nhặt tiền người khác” và ‘cướp dưa” của chủ xe bị nạn đều có yếu tố tích cực cướp lấy cho mình chứ không hề có bóng dáng của ý thức “không giúp người gặp nạn”. 

Nói đi thì cũng phải nói lại cho đầy đủ, câu hỏi phản biện về sự vô cảm hay nhẫn tâm trong hai tình huống trên sẽ bật lên đầy tính hùng biện: Vậy tại sao khi vận động ủng hộ đồng bào miền Trung gặp lũ lụt lại hừng hực khí thế và hiệu quả đến thế? Cũng vẫn những con người ấy, với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, thậm chí lá rách ít đùm lá rách nhiều chẳng phải là hành vi ứng xử cao đẹp thể hiện tính nhân văn cao cả đó sao? 

Giả sử, cảnh cướp dưa hấu hay cảnh nhặt tiền rơi của người đàn ông gặp nạn bị ghi hình và đưa lên truyền thông thì chắc chắn không ai muốn thấy mình là nhân vật cướp dưa hấu hay đang nhặt tiền như vậy. Nỗi xấu hổ trước mọi người sẽ ngăn chặn được những hành vi ứng xử tồi tệ, tuy có hơi hướng cưỡng bức nhưng dù sao hiệu quả vẫn cứ là tốt lành cho tất cả chúng ta.

  • Ngân Hà 
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc