Nhật–Trung hội đàm, tàu hải giám thụt thò ở Senkaku

19:47, Thứ hai 24/09/2012

( PHUNUTODAY ) - TQ sẽ tổ chức hội đàm cấp Thứ trưởng nhằm hàn gắn mối quan hệ song phương bị tổn hại do tranh chấp chủ quyền ở Hoa Đông. Tàu TQ hết lùi lại tiến ở Senkaku là những tin tức thời sự chính ngày 24/9

(Ảnh nóng) - Nhật Bản - TQ sẽ tổ chức hội đàm cấp Thứ trưởng Ngoại giao nhằm hàn gắn mối quan hệ song phương bị tổn hại do tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu TQ hết lùi lại tiến ở Senkaku là những tin tức thời sự chính ngày 24/9

 

Hôm nay (24/9), lại có ba tàu Trung Quốc đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một ngày sau   khi cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) công bố sẽ sử dụng các máy bay không người lái để tăng   cường công tác giám sát biển
Hôm nay (24/9), lại có ba tàu Trung Quốc đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một ngày sau khi cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) công bố sẽ sử dụng các máy bay không người lái để tăng cường công tác giám sát biển

 

Ngay lập tức, Cảnh sát biển Nhật Bản đã điều tàu tuần tra theo dõi động thái của các tàu Hải giám Trung   Quốc và yêu cầu các tàu ra khỏi khu vực này. (Ảnh Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản áp sát tàu Hải giám 66 của Trung Quốc gần nhóm đảo Senkaku.)
Ngay lập tức, Cảnh sát biển Nhật Bản đã điều tàu tuần tra theo dõi động thái của các tàu Hải giám Trung Quốc và yêu cầu các tàu ra khỏi khu vực này. (Ảnh Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản áp sát tàu Hải giám 66 của Trung Quốc gần nhóm đảo Senkaku.)

 

 Trước đó, các tàu Trung Quốc hầu hết lượn lờ trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản. Đây là lần thứ hai   trong tuần qua, tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Nhật gần Senkaku.
Trước đó, các tàu Trung Quốc hầu hết lượn lờ trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản. Đây là lần thứ hai trong tuần qua, tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Nhật gần Senkaku.

 

Cũng trong ngày 24/9, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã được chuyển giao cho hải quân nước   này. Tàu có thể mang 30 máy bay chiến đấu và trực thăng, với khoàng 2.000 quân.
Cũng trong ngày 24/9, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã được chuyển giao cho hải quân nước này. Tàu có thể mang 30 máy bay chiến đấu và trực thăng, với khoàng 2.000 quân.

 

 Báo chí Trung Quốc đưa rất ít thông tin về sự kiện này. Hoàn cầu Thời báo chỉ nói ngắn gọn, lễ chuyển giao   được tổ chức tại cảng Đại Liên sau một thời gian dài thử nghiệm. Trong thời gian tới, sẽ có một buổi lễ để đưa   tàu này vào trực chiến – báo chí cho rằng có thể là vào dịp Quốc khánh Trung Quốc 1/10. Bộ Quốc phòng   không đưa ra thêm thông tin gì về việc chuyển giao tàu cho Hải quân.
Báo chí Trung Quốc đưa rất ít thông tin về sự kiện này. Hoàn cầu Thời báo chỉ nói ngắn gọn, lễ chuyển giao được tổ chức tại cảng Đại Liên sau một thời gian dài thử nghiệm. Trong thời gian tới, sẽ có một buổi lễ để đưa tàu này vào trực chiến – báo chí cho rằng có thể là vào dịp Quốc khánh Trung Quốc 1/10. Bộ Quốc phòng không đưa ra thêm thông tin gì về việc chuyển giao tàu cho Hải quân.

 

Cùng thời gian này, trong bối cảnh bùng phát mâu thuẫn trong quan hệ Trung-Nhật vì tranh chấp lãnh thổ ở   quần đảo Điếu Ngư mà Nhật gọi là Senkaku, hàng loạt chuyên viên quân sự Trung Quốc đề xuất đặt tên cho   tàu sân bay là “Điếu Ngư”.(Hình ảnh tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được đánh số 16 hồi tháng 8 vừa qua.)
Cùng thời gian này, trong bối cảnh bùng phát mâu thuẫn trong quan hệ Trung-Nhật vì tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Điếu Ngư mà Nhật gọi là Senkaku, hàng loạt chuyên viên quân sự Trung Quốc đề xuất đặt tên cho tàu sân bay là “Điếu Ngư”.(Hình ảnh tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được đánh số 16 hồi tháng 8 vừa qua.)

 

Lễ bàn giao diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đúng hôm 23/9,   Trung Quốc hoãn lại lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật do căng thẳng xung quanh vấn đề   Điếu Ngư / Senkaku.
Lễ bàn giao diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đúng hôm 23/9, Trung Quốc hoãn lại lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật do căng thẳng xung quanh vấn đề Điếu Ngư / Senkaku.

 

Trước căng thẳng ở khu vực này đang leo thang, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cử Thứ trưởng Ngoại giao Chikao Kawai đến Trung Quốc trong hai ngày nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai nước liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên Biển Hoa Đông. Thứ trưởng Kawai đến Bắc Kinh vào chiều 24/9 và dự kiến sẽ hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Trương Chí Quân (Zhang Zhijun) trong ngày 25/9.
Trước căng thẳng ở khu vực này đang leo thang, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cử Thứ trưởng Ngoại giao Chikao Kawai đến Trung Quốc trong hai ngày nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai nước liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên Biển Hoa Đông. Thứ trưởng Kawai đến Bắc Kinh vào chiều 24/9 và dự kiến sẽ hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Trương Chí Quân (Zhang Zhijun) trong ngày 25/9.

 

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh không có dấu hiệu sẽ sớm có sự giảm bớt căng thẳng xung quanh   quần đảo Senkaku khi Tokyo cáo buộc ba tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản sáng 24/9.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh không có dấu hiệu sẽ sớm có sự giảm bớt căng thẳng xung quanh quần đảo Senkaku khi Tokyo cáo buộc ba tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản sáng 24/9.

 

 Cũng trong ngày hôm nay 24/9 , Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA)  dẫn lời Cục trưởng Cục   Cảnh sát biển Đài Loan Vương Tiến Vượng cho biết Đài Loan sẽ không hợp tác với Trung Quốc trong việc   bảo vệ các quyền đánh cá ở trong các vùng gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Cũng trong ngày hôm nay 24/9 , Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) dẫn lời Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Đài Loan Vương Tiến Vượng cho biết Đài Loan sẽ không hợp tác với Trung Quốc trong việc bảo vệ các quyền đánh cá ở trong các vùng gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.

 

Ông Vương Tiến Vượng cũng cho biết cơ quan này sẽ cử 10 tàu tuần tra để hộ tống các tàu đánh cá Đài   Loan ra vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku để khẳng định chủ quyền cũng như quyền đánh   bắt cá trong khu vực này của Đài Bắc. Về tranh chấp ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản, ông   Vương cho biết lực lượng cảnh sát biển Đài Loan sẽ hành xử tuân theo huấn lệnh “không khiêu khích, không   xung đột và không lẩn tránh”.
Ông Vương Tiến Vượng cũng cho biết cơ quan này sẽ cử 10 tàu tuần tra để hộ tống các tàu đánh cá Đài Loan ra vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku để khẳng định chủ quyền cũng như quyền đánh bắt cá trong khu vực này của Đài Bắc. Về tranh chấp ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản, ông Vương cho biết lực lượng cảnh sát biển Đài Loan sẽ hành xử tuân theo huấn lệnh “không khiêu khích, không xung đột và không lẩn tránh”.

 

Trong ngày hôm nay 24/9 để phản đối Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này và khẳng định quyền đánh cá của Đài Loan trong khu vực đã có  it nhất 75 tàu đánh cá Đài Loan sẽ khởi hành đến quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.(Tổng hợp TTXVN,GDVN,DT)
Trong ngày hôm nay 24/9 để phản đối Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này và khẳng định quyền đánh cá của Đài Loan trong khu vực đã có it nhất 75 tàu đánh cá Đài Loan sẽ khởi hành đến quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.(Tổng hợp TTXVN,GDVN,DT)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc