Người kém cỏi luôn nghĩ mình "trên cơ" người khác
Người thông minh thích làm việc với những người thông minh hơn mình, người kém cỏi không thích ai giỏi hơn họ.
Làm thế nào để hoàn thành công việc mới là vấn đề mà họ quan tâm. Ngược lại, người kém cỏi luôn sợ mình trở nên yếu kém và bị cười nhạo nếu phải làm việc chung với những người giỏi hơn mình.
Bắt nguồn từ tâm lý: Người thông minh không sợ sự cạnh tranh. Họ cố gắng giúp đỡ người khác và truyền cảm hứng cho người khác để họ tốt hơn mình. Những người thông minh có lòng tự trọng cao và họ chia sẻ kiến thức của mình với người khác một cách vô tư.
Trong khi đó những người ngu dốt cố gắng để được công nhận là giỏi hơn những người khác. Họ thậm chí sẽ tìm cách thao túng và hạ bệ người khác vì sự ích kỷ của mình. Họ luôn phán xét, đầy định kiến và nghĩ rằng mình giỏi hơn bất kỳ ai khác.
Người kém cỏi đổ lỗi cho người khác vì sai lầm của chính mình
Đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho điều kiện tự nhiên, đổ lỗi cho số phận,… phương thức tư duy này đã hình thành thói quen, nuôi dưỡng và cắm rễ sâu trong mỗi người, đến mức đã trở thành một phản xạ tự nhiên khiến nhiều người không thể tự mình ý thức được nữa. Thậm chí, nếu được người khác góp ý nhận xét thì thay vì biết ơn, họ lại quay ra bực bội, khó chịu.
Trong khi đó, một người thông minh và chân chính sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của mình mà luôn có trách nhiệm và nghiêm túc nhận lỗi khi mắc sai lầm. Trong khi những người dốt thì làm ngược lại. Họ thích được người khác thương hại hơn là thừa nhận mình đã phạm sai lầm. Và họ sẽ đẩy trách nhiệm của mình cho người khác bất cứ khi nào có thể.
Điều này có nghĩa, người ngu dốt sẽ mãi không thể tiến bộ, còn người thông minh sẽ học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ chính sai lầm của mình.
Thích hơn thua
Đàn ông càng có số phận kém cỏi luôn sợ người khác coi thường mình, vì vậy họ luôn chú ý đến hình ảnh của bản thân trước mặt người khác, thậm chí "đàn áp" người khác bằng sức mạnh của mình.
Kiểu người này khi thảo luận sẽ luôn muốn người khác đồng tình với điều anh ta nói. Nếu không được công nhận, anh ta sẽ dùng những lời gay gắt, căng thẳng, nhằm chứng minh mình đúng, bởi điều đó sẽ khiến anh ta không mất mặt.
Người tài giỏi, thông minh, mạnh mẽ sẽ nhìn bản thân mình đầu tiên, trong khi kẻ kém cỏi lại luôn đi nhìn vào người khác trước tiên.
Phản ứng với những xung đột bằng sự tức giận
Ai cũng có những lúc bực tức, nổi giận. Nhưng những người kém thông minh, đây là phản ứng đầu tiên mỗi khi họ gặp mâu thuẫn. Khi cảm thấy không kiểm soát được tình huống theo ý mình, họ có xu hướng tức giận và hành động hung hăng để bảo vệ ý kiến của mình.
Một số nhà khoa học cũng từng đưa ra nhận định: "Khi trí thông minh của con người càng thấp, việc tiếp thu những phản ứng gây xung đột càng dễ xảy ra, ở độ tuổi càng trẻ. Những hành vi hung hăng này sẽ khiến việc phát triển trí tuệ càng trở nên khó khăn hơn".