Ra đời vì kẹt xe
Thật khó tin, ngày Black Friday có xuất xứ từ tình trạng kẹt xe xảy ra vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc đen kịt các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến. Ngay lập tức, giới kinh doanh Hoa Kỳ cho quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng về ngày này và đồng loạt khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
Hiện nay, Black Friday không còn là một ngày mua sắm điên cuồng đơn thuần mà đã được biến tấu thành một dịp thu hút khách du lịch. Sức hút của nó còn khủng khiếp đến mức có rất nhiều doanh nghiệp, mặt hàng tại các nước khác cũng ăn theo nhân sự kiện này.
Mua sắm trước khi rỗng túi
Black Friday trở thành ngày mua sắm lớn nhất năm từ 2001. Phải đến năm này, Ngày thứ 6 đen tối mới thực sự trở thành dịp mua sắm mạnh nhất của người Mỹ.
Đó là bởi văn hóa xứ cờ hoa có những điểm độc đáo riêng, họ không yêu sự giảm giá mà yêu sự “chần chừ” – tức là vào thứ 7 trước giáng sinh mới là thời điểm những chiếc ví rỗng nhất.
Giảm giá đến 90%
Tất nhiên sức hút của ngày này chỉ có 1 lý do duy nhất là vì giá sale khủng. Các cửa hàng trên toàn quốc giảm giá đậm đến không ngờ. Hầu như tất cả các mặt hàng đều giảm giá trung bình từ 10% - 30% và nhiều cửa hàng đồng loạt hạ giá bán xuống vài chục phần trăm.
Thật tuyệt vời nếu bạn có mặt tại siêu thị khổng lồ của Hoa Kỳ, là Premium Outlet Mall tại thiên đường mua sắm Las Vegas. Vào mùa sales 50% giá tag là "đúng giá", 70% giá tag mới là sale nhẹ và 90% giá tag mới thật sự là sale. Trong thế giới shopping bao la này, bạn sẽ tìm thấy vô khối đồ thời trang hàng hiệu cực hot như Adidas, Nike.
Hàng tỷ đô la đội nón ra đi chỉ trong 2 ngày
Năm ngoái, có 225.000.000 người mua sắm trong ngày Black Friday và tổng chi tiêu lên tới 11,4 tỷ USD. Có người còn phải chờ từ 4h sáng để mong có thể “tậu” cho mình một món đồ giá rẻ như cho không.
Giữa những chốn phồn hoa trên đất Mỹ, không ai tưởng tượng được lại có cảnh xếp hàng dài dằng dặc rồi trùm chăn ngủ ngay trên lòng đường trước một siêu thị, hay khung cảnh chen lấn, giành giật hàng hóa trong các trung tâm mua sắm.
1/3 dân số Mỹ đổ ra đường vì Black Friday
Theo một nghiên cứu mới từ các Hiệp hội người tiêu dùng điện tử , cứ ba người thì có một người Mỹ (37%) sẽ ra ngoài để mua sắm trong ngày Black Friday. Năm 2011, với sự kiện tranh cướp hàng hóa dẫn đến hàng chục người bị thương, một người bị bắn và cướp sạch hàng hóa khi ra chỗ đỗ xe, Black Friday đã có hơi hướng đúng với nghĩa mặt chữ là “Ngày thứ sáu đen”.
Hầu như người tiêu dùng đều bị lừa
Nghiên cứu mới công bố bởi website NerdWalle While cho thấy có tới 93% các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ được khảo sát đang mời chào khách hàng của họ bằng những sản phẩm cũ với cùng mức giá giảm như năm ngoái.
Hậu Black Friday
Ngay sau ngày Black Friday sẽ là Cyber Monday (tạm dịch: Ngày Thứ Hai điện tử) là ngày thứ hai đầu tiên ngay sau Black Friday. Đây là ngày thứ 2 Shopping hoành tráng trong năm để thỏa mãn cơn khát mua sắm của người dân ngay sau Black Friday vì vẫn còn rất nhiều người Mỹ chưa tìm được gì trong dòng người “ngày thứ 6 đen”.
Ngày này ra đời là nhờ "sáng kiến" của website bán hàng trực tuyến Shop.org, trực thuộc Hiệp hội Các nhà Bán lẻ Hoa Kỳ. Tới Hoa Kỳ cùng Vietravel vào tháng 11 sôi động và lôi cuốn, du khách sẽ có dịp hòa mình cùng hàng triệu tín đồ shopping khắp thế giới về đây thỏa sức mua sắm thỏa cơn ghiền.
Tẩy chay Black Friday
Thu hút là vậy, nhưng không phải tất cả những người Mỹ đều thích thú với “ngày thứ 6 đen”. Lý do là bởi những người này đều không thích sự chen lấn xô đẩy và thay vì việc lao vào những siêu thị, cửa hàng để mua đồ giảm giá, họ ngồi ở nhà và xem ti vi.
Thậm chí, có người còn cho rằng tình trạng chen lấn nhau để mua hàng làm xấu đi hình ảnh nước Mỹ và họ kêu gọi lập nên “No Shopping Day”, tức là ngày không mua sắm để tẩy chay “Black Friday”.
Ngày thứ 6 đen tối sẽ biến mất ?!
Ngày thứ 6 đen tối sắp biến mất. Đây là một điều bất ngờ song lại rất có cơ sở. Đó là khi các hãng đã bắt đầu bán hàng ngay từ đêm thứ 5 – vào ngày lễ Tạ ơn. Khởi đầu là Walmart năm 2011 và sau đó các cửa hàng khác cũng học theo nhanh chóng.
Theo thống kê, 33 triệu người Mỹ cũng cho biết, họ đã lên kế hoạch mua sắm ngay sau khi thưởng thức món gà tây. Nghĩa là rất có thể trong thời gian tới, người ta sẽ sử dụng thuật ngữ “Ngày thứ 5 xám xịt” (Grey Thursday) thay cho “Ngày thứ 6 đen tối”.