May mắn sao, chị đã thức tỉnh đúng lúc để cứu con và cứu chính cuộc đời của cả nhà. Đời chị chưa một ngày được ngồi trong lớp học, phải học lén qua khung cửa sổ, lấy gai cây bưởi viết lên tàu lá chuối rồi hơ qua lửa học chữ. Chị là Nguyễn Thị Thiết ở phường Dữu Lâu, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngồi trong căn nhà bề thế nhất nhì triền đê này, người đàn bà ấy kể lại cho tôi những ngày cơ cực, cái ngày hai vợ chồng bìu ríu con cái từ vạ vật dưới gầm cầu đến chòng chành trên chiếc thuyền nan mua chịu. Chị nhớ những cái tết lạnh cắt da dưới gầm cầu, khi có những túi gạo, những chiếc bánh chưng được người quen đưa đến. Chị cũng nhớ lúc sắp bị chủ thuyền xiết nợ vì không có đủ 200.000 để trả. Chị bảo lúc đó cần sao bàn tay của một người tốt.
Ảnh minh họa. |
Bây giờ cuộc đời chị đã khác. Vượt qua tất cả, chị đã có cơ ngơi khá khang trang và được người dân ở đây ngợi ca với một từ chung nhất: Người tốt. Người tốt ấy giờ không còn đủ sức khỏe để cáng đáng cơ ngơi nhiều người thèm khát của mình, chị giao một phần cho chồng con, riêng mình lui về hậu phương.
Chị bảo có lần một tờ báo viết về chị. Họ gọi chị là tỉ phú, nói con cái chị đều tốt nghiệp đại học. Chị nhìn tôi, thở dài nói: “Con chị chưa từng học đại học, chúng nó không may mắn được học hành đầy đủ như người ta, con chị chỉ là những đứa con ngoan. Chị cũng chẳng phải là tỉ phú”. Hóa ra vì những thông tin đó mà chị gặp không ít lụy phiền, có những cơ quan đều đặn cử người đến xin chị tiền ủng hộ chương trình này, lễ lạt nọ, có người làng bảo chị “chém gió” về trình độ của con. Chị trầm ngâm: “Lòng tốt của chị không trao gửi qua con đường ấy được”.
Một cụ già gần triền sông bảo với tôi: “Cái nhà cô Thiết ấy lạ lắm, người đâu mà tốt thế, đứng tên cho bao nhiêu người ở đây vay vốn làm ăn mà ai cũng từ đó mà phất”. Lại một tiếng thở dài, chị giải thích cho việc làm đầy rủi ro của mình: “Đi qua cùng cực nên tôi biết khi gặp khó người ta cần một bàn tay chìa ra lắm”.
Chị đưa cho tôi lá thư của một cô gái ở tận miền Tây, phong bì thư được gấp từ một tờ giấy vở học trò, bên trong cô gái kể về bi kịch cuộc đời mình, bi kịch bị vỡ nợ và ngôi nhà cô cùng cha mẹ chồng đang ở có nguy cơ bị lấy mất. Cô gái ấy tính đến chuyện tự tử và cần chị một lời khuyên trước khi lựa chọn giải pháp tiêu cực ấy. Chị vội vã liên lạc theo địa chỉ dưới thư. Điện thoại không ai nghe máy, thư chị gửi đi không có ai hồi âm. Buông tiếng thở dài, chị nói: “Ở đời nhiều người khổ quá. Nếu chị liên lạc được với cô gái ấy, chị cũng sẽ chìa tay ra nếu lời cô ấy nói là đúng sự thực. Nhưng bao năm rồi chị vẫn chưa nhận được hồi âm…”. Chị để lửng câu nói vì không dám nghĩ đến kết cục xấu nhất của cô gái mà chị thì đang phải mang một căn bệnh không thể đi đường xa.
Người tốt ấy bây giờ sợ bị ai đó nhắc đến sẽ thêm nhiều phiền lụy, sợ phải nghe nhiều cảnh khổ tìm đến với mình mà mình không có cách nào giúp được.
Việt Nam và nghịch lý... Iphone Theo một báo cáo vừa công bố bởi AppLovin, Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước có tỷ lệ người dùng Iphone6 plus so với Iphone6 cao nhất thế giới. |