Những chuyện bi hài xung quanh dịch bệnh tay, chân, miệng

( PHUNUTODAY ) - Dân tình lo lắng, thấp thỏm không yên khi trong nhà mình có trẻ nhỏ. Người thì cho con nghỉ học ở nhà, người thì cho con về quê, thậm chí có người nghỉ làm ở nhà để trông con.

(Phunutoday) - Cả nước đang bùng phát dịch bệnh TCM. Ngoài những thống kê tin tức được cập nhật hàng ngày về con số trẻ em mắc bệnh và tử vong vì bệnh TCM là tình trạng bệnh viện Nhi TW - HN những ngày này càng trở nên quá tải. Các ông bố bà mẹ ùn ùn kéo về khám xét cho con mình. Dân tình lo lắng, thấp thỏm không yên khi trong nhà mình có trẻ nhỏ. Người thì cho con nghỉ học ở nhà, người thì cho con về quê, thậm chí có người nghỉ làm ở nhà để trông con. Xung quanh đó có những câu chuyện cười ra nước mắt của những bậc làm cha làm mẹ liên quan đến dịch bệnh TCM.

Trường hợp vợ chồng chị Mai (Ba Đình - Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Vợ chồng chị từ quê lên thành phố sinh sống, đã có một cậu con trai 3 tuổi. Do bố mẹ hai bên gia đình đều ở quê hết cả nên anh chị phải gửi con ở trường mẫu giáo để đi làm. Từ trước đến giờ hai vợ chồng chị rất an tâm đi làm, từ sáng tới tối mới về đón con. Chiều ngày 20/9 qua đón con và được biết có một cháu của trường tử vong vì bệnh tay chân miệng, chị Mai rất hoang mang không biết cô con gái có bị lây bệnh hay không. Tối về hai vợ chồng chị thống nhất là cho con nghỉ học ở nhà. Nhưng hai vợ chồng đều không ai có thể nghỉ làm để ở nhà trông con được vì nếu nghỉ làm thì lấy đâu ra tiền mà trang trải các khoản chi phí sinh hoạt của hai vợ chồng và cậu con trai. Cuối cùng vợ chồng chị quyết định về quê đón bà nội lên trông con, dù vẫn biết bà ở nhà đang mùa thu hoạch hoa mầu. 

Xung quanh cái dịch bệnh TCM quái ác đang hoành hành là bao nhiêu câu chuyện cười ra nước mắt

 Thuyết phục mãi bà nội vì thương con thương cháu nên cũng đành lòng bỏ công bỏ việc lên Hà Nội trông cháu nội. Những ngày đầu chân ướt chân ráo lên ở trông cháu nội vì không quen đường xá Hà Nội nên có hôm hai bà cháu đi mua thức ăn đi mãi thế nào lại không tìm ra đường về nhà trọ của con, bà chỉ mang máng nhớ số nhà, thành ra hai bà cháu phải tá đường tá chợ mất cả ngày. May sao gần tối chị đi làm về qua công viên thấy ai như bé Bin đang ngồi ở trạm xe buýt dừng lại chị mới biết là hai bà cháu bị lạc đường. Nhìn Bé Bin nhễ nhại mồ hôi, còn thức ăn mua từ sáng thì nồng nặc mùi oai chị vừa thương vừa giận bà nhưng chị không dám nói ra sợ bà giận. Từ hôm đó chị rút kinh nghiệm dậy sớm đi mua thức ăn để sẵn ở nhà và dặn bà không đi đâu nữa.

Tưởng rằng đã yên không có chuyện gì, nhưng vì thời tiết lúc nắng lúc mưa, tối qua đi làm thấy bé Bin không hiểu sao lại bị sốt, rồi lên mụn nước. Chị chợt nhớ những triệu trứng về bệnh TCM báo đài hàng ngày vẫn nói, chị giật mình hay bé Bin bị bệnh TCM. Chị lo lắng như ngồi trên đống lửa nhưng đêm hôm nào sao đưa con đi bệnh viện được. Cả ngày đi làm mệt nhoài, giờ nhìn con tâm trạng chị càng khó chịu, không kìm chế được cảm xúc, chị đã to tiếng với chồng rồi trách bà nội không biết chăm cháu, để cháu bị bệnh. Bà nôi nhìn cháu bà cũng xót nhưng nghe con dâu nói mình bà cũng tức không kém. Bà bỏ ăn lên gác xép nằm từ sớm. Sáng hôm sau hai vợ chồng xin nghỉ làm đưa con đi bệnh viện khám bệnh. Thật may, bé Bin không bị bệnh TCM mà bị thủy đậu. Chị thở  phảo nhẽ nhõm, hai vợ chồng lấy thuốc và đưa con về. Về đến nhà thấy cửa khóa, vợ chồng chị không biết bà đi đâu mà lại khóa cửa, hỏi hàng xóm mới hay bà gửi chìa khóa cho vợ chồng chị rồi ra ngõ bắt xe ôm ra bến xe về quê. Vợ chồng chị nhìn nhau ngao ngán, bà bỏ về lấy ai trông con đây. Sau hôm đó vợ chồng chị thay phiên nhau ở nhà trông con. Có điều tình trạng này còn kéo dài thì một trong hai vợ chồng sẽ bị mất việc vì không công ty nào thông cảm cho vợ chồng chị mãi được. 

Vợ chồng, gia đình lục đục cũng chỉ cái bệnh TCM

Không giống như của vợ chồng chị Mai, tình cảnh của người mẹ đơn thân như chị Hạnh ( Văn Quán - Hà Đông) còn bi thương hơn ai hết. Vì chồng gian díu với một phụ nữ bên ngoài, bỏ bê việc nhà chị chỉ còn cách ly hôn với chồng và dẫn con gái mới tròn 10 tháng tuổi ra ở riêng. Sau khi ly hôn được một tháng chị hay tin chồng mình làm đám cưới với cô gái đó vì cô ấy đã có thai 4 tháng. Từ đó đến nay con gái chị cũng đã được 3 tuổi rưỡi.

Hàng ngày chị gửi con ở trường mẫu giáo rồi đi làm. Nhưng cách đây hai tháng chồng cũ của chị gọi điện và muốn đến thăm con gái. Ban đầu chị cũng thấy lạ vì từ khi chia tay có khi nào chồng chị và gia đình có ai   đoái hoài đến mẹ con chị đâu. Qua một số người bạn chung của hai người chị được biết cô vợ mới năm đó có thai cậu con trai đến tháng thứ 7 phải sinh non vì bị chết lưu. Và để cứu người mẹ bác sỹ phải cắt bỏ buồng trứng  của người mẹ. Đồng nghĩa với nó là cô vợ sẽ không bao giờ được làm mẹ nữa. Vậy là chị đã hiểu chồng cũ chị muốn gặp con gái của chị là có lý do. Nghĩ lại chuyện xưa chị rất giận nhưng vì thương con gái chị đã đồng ý  cho hai bố con được gặp nhau. Tận mắt thấy con gái xinh xắn và giống mình như lột, chồng chị nảy sinh ý định muốn đón con gái về ở cùng. Tất nhiên chuyện này không dễ vì tòa đã xử cho chị nuôi con, và bản thân anh hơn hai năm nay đâu có quan tâm, chăm sóc gì đến con.

Chưa có lý do gì hợp lý để đón con về ở cùng, may sao thời gian này anh được biết trường mẫu giáo con gái đang có dịch bệnh TCM. Anh liền đến nơi hai mẹ con ở và đòi đón con gái về nhà mình chăm sóc. Lý do anh đưa ra vì chị bận đi làm, không có ai trông con, còn gửi ở trường thì sợ sẽ lây bệnh cho con. Nên tốt nhất để anh đón con về nhà vì ở nhà anh đã có ông bà nội, thậm chí có  vợ anh sẽ nghỉ việc ở nhà trông con. Chị vì muốn tốt cho con nên chị đã đồng ý cho con về ở cùng bố con gái với điều kiện khi nào hết dịch bệnh sẽ mang con về cho chị. Từ hôm đó cuối tuần nào chị cũng qua thăm con. 

Nhưng chủ nhật gần đây chị qua thăm con lại không gặp con, vì chồng cũ và người vợ mới đã đưa con đi chơi. Ngồi nói chuyện với ông bà nội con gái chị mới biết họ có ý định đón cô gái chị về ở hẳn để chị có cơ hội đi bước nữa mà không có gánh nặng. Đúng là lý do họ nói ra là họ có ý tốt cho chị nhưng chị làm sao bỏ con gái được. Vất vả, cơ cực chị đã chịu đựng để được ở bên cạnh con thì làm sao chị xa con. Chị gọi điện cho chồng cũ yêu cầu anh mang con về để chị đón con nhưng anh kiên quyết không trả con vì anh sợ đưa con cho chị, chị lại gửi con ở trường không may con anh bị lây bệnh TCM. Chị biết anh lấy đó là cái cớ để ép chị giao con cho anh nuôi mà thôi. Chị quay ra về mà lòng xót xa vì nhớ con.

Trên đây là hai trong những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến dịch TCM đang diễn ra trong từng mái nhà ở Hà Nội và ở trong cả nước. Người dân thì hoang mang lo lắng, mất ăn mất ngủ khi có ai đó nói rằng ở đâu đó vửa có một đứa trẻ bị nhiễm hay tử vong vì bệnh TCM. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng không nên quá mất tinh thần vì đôi khi các vị vì quá lo lắng lại vô tình khiến bệnh dịch ngày càng bùng phát nhanh hơn, nên cách tốt nhất là tự bảo vệ cho mình và người thân.Theo như Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục y tế dự phòng và quản lý môi trường (Bộ Y tế) nhận định trên Vnexpress về vai trò cá nhân trong chuyện gìn giữ, xử lý môi trường là hết sức quan trọng. Bản thân người dân, cha mẹ trong gia đình, giáo viên trường mầm non, mẫu giáo chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay, ý thức vệ  sinh bằng xà phòng, xử lý tốt phân của trẻ  mắc bệnh... thì mới mong dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng.

  • Hoàng Thu
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn