Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, chữ “hiếu” có vai trò vô cùng quan trọng, được coi là cái gốc của đạo đức. Từ cổ chí kim, thái độ của con cái đối với việc nuôi dưỡng cha mẹ khi sống và chôn cất cha mẹ khi chết được coi là tiêu chuẩn của chữ hiếu. Chính vì vậy, xã hội liền hình thành văn hóa chôn cất nghiêm khắc. Mặc dù các vùng miền khác nhau thì có những phong tục, tập tục khác nhau, nhưng về cơ bản thì các nghi thức tang lễ đa phần đều có những cấm kỵ giống nhau, phải tránh không được phạm.
Cấm kỵ khi báo tang
Khi lo việc ma chay, phải treo mảnh vải trắng, tờ giấy trắng ở bên ngoài cổng để người ngoài biết trong nhà có người qua đời, đồng thời báo tang cho bạn bè, thân thích xa gần, báo tin cho những người ở nước ngoài hoặc ở xa xôi, gọi con cái về chịu tang. Trong đó, báo tang cho thông gia cần phải thận trọng. Cha mẹ mất, sau khi xác định ngày làm đám tang, con trai phải đến nhà thông gia báo tang. Khi báo tang, trước khi vào nhà cần quỳ ở ngoài hành lễ, báo cáo với thông gia tin cha mẹ mất cùng ngày tháng tổ chức tang lễ. Tuy nhiên, những tập tục này ngày nay đã dần phai một đi nhiều vì tính rắc rối và không cần thiết của nó.
Tránh chó mèo xuất hiện trong tang lễ
Trước khi nhập liệm kiêng kị mèo, chó đến gần thi thể, bởi chúng sẽ khiến cho người chết đột nhiên bật dậy hoặc biến thành cương thi. Bên cạnh đó, quan tài kị dùng gỗ cây liễu. Chất liệu tốt nhất để làm quan tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách. Cây liễu do không ra hạt nên sợ đời sau không có người nối dõi.
Cấm kỵ sau khi hạ huyệt
Sau khi hạ huyệt người đã khuất, người đưa tang cần đi quanh mộ ba vòng, trên đường về kỵ quay đầu nhìn lại, để tránh linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.
Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang
Sau khi người chết mới được chôn cất ba ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Từ đấy trở đi, kiêng không đắp mộ trong vòng tang. Tục lệ này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.
Kiêng bật loa, hò hét giải trí khi gặp tang lễ
Trong buổi tang lễ, người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã. Trường hợp cạnh một đám tang là một đám cưới thì nhà có đám cưới cũng phải vặn nhỏ loa đài, không biểu lộ sự hân hoan thái quá với việc “hỷ” nhà mình mà nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ so với dự định ban đầu.
Trong thời gian chịu tang, con cái không được mặc đồ lòe loẹt
Sau khi cha mẹ qua đời, con cái cần phải chịu tang. Thời xưa phải chịu tang 3 năm, bây giờ tuy đã rút ngắn lại, nhưng trong thời gian này vẫn nên chú ý, không được mặc quần áo lòe loẹt, trang điểm đậm, uống rượu hát hò.
Những người và mới kết hôn, người già, bà bầu hoặc mới sinh hoặc trẻ sơ sinh không nên tham gia tang lễ
Người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt của người bình thường cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, người ta thường kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm.
Nhiều người cho rằng, không khí chết chóc trong đám tang sẽ ảnh hưởng xấu đến họ. Cặp vợ chồng mới cưới có thể sẽ hay xung đột, cãi vã, bà bầu có thể khó sinh hoặc gặp nhiều nguy hiểm khi sinh, trẻ em sẽ còi cọc, quấy khóc.