Cha mẹ hay khoác lác
Khoác lác về tiền bạc, mối quan hệ, nghề nghiệp... trước mặt con chính là tiêm nhiễm vào con cái tư tưởng vụ lợi, không trung thực thật thà, sống mưu mô giả dối. Những kiểu cha mẹ như thế khó có thể bồi dưỡng con cái hiếu thuận và trung thực. Những kiểu cha mẹ này cũng sẽ khiến con cái coi khinh khi chúng hiểu ra sự thật, khi chúng nhận ra cha mẹ chỉ có vỏ bọc.
Cha mẹ đòi hỏi con báo đáp
Nhiều cha mẹ có tư tưởng nuôi con để dưỡng già, sinh con để sau này có người phụng dưỡng. Cách suy nghĩ này khiến quan hệ cha mẹ và con cái thành mối nợ. Chính tư duy này khiến con cái khinh thường và sợ cha mẹ, sợ "đòi nợ" của cha mẹ. Cha mẹ có tư tưởng này thường khiến con ngột ngạt cảm giác bị gò bó. Nên lớn rồi chúng sẽ tìm cách thoát ra khỏi cha mẹ đó. Hơn nữa cha mẹ kiểu này sẽ khiến tình cảm gia đình không còn thiêng liêng nữa.
Cha mẹ giận cá chém thớt
Nếu cha mẹ mang nỗi giận nhau hay giận ở ngoài về trút lên gia đình, con cái thì chúng sẽ cảm thấy thật đáng sợ. Nếu cha mẹ mắc sai lầm, kịp thời xin lỗi con, uốn nắn đúng đắn thì con cái cũng sẽ trưởng thành theo hướng tích cực. Nếu cha mẹ luôn lẫn lộn giữa đúng và sai, thường "giận cá chém thớt" thì con cái sẽ tổn thương sâu sắc vì chúng phải gánh chịu sự phi lý của cha mẹ. Những điều đó khiến con cái nóng giận, đổ lỗi và tiêu cực nên cũng sẽ hành xử như thế với cha mẹ và anh em của mình.
Cha mẹ hay cằn nhằn
Những lời cằn nhằn nói đi nói lại của cha mẹ khiến con cái mệt mỏi. Lời nói của cha mẹ là phong thủy của đời con. Sự cằn nhằn của cha mẹ dễ khiến con cái sinh cảm xúc tiêu cực. Chúng cảm thấy không được cha mẹ tôn trọng nên dần sẽ có hành vi chống đối cha mẹ.
Khi con càng lớn cha mẹ càng phải sửa tính xấu này. Bởi sự cằn nhằn làm không khí gia đình vô cùng tiêu cực và đáng sợ.
Cha mẹ luôn cho rằng họ làm điều đó vì con
Cha mẹ hay nói mẹ như thế vì con,làm điều đó vì con mà không hiểu con có thích không. Nhiều cha mẹ can thiệp quá sâu vào chuyện của con, cho rằng con là mình sinh ra mình có quyền quản. Điều đó khiến con bị mất tự do, chúng sẽ sợ hãi cha mẹ. Kiểu yêu thương này thực chất là nhân danh tình yêu để kiểm soát nên dễ khiến trẻ cảm thấy phiền chán, dễ rơi vào tâm lý nổi loạn.
Áp đặt quyết định thay con
Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần xem con mình như thế nào chứ không thể áp đặt lên chúng. Việc áp đặt của cha mẹ khiến con không thoái mái sẽ phản kháng gây mâu thuẫn gia đình. Cha mẹ phớt lờ ý kiến của con, coi thường ý kiến của con thì đến lúc con cũng sẽ làm thế khi cha mẹ già đi.
Luôn nhắc con phải báo hiếu
Cha mẹ nào cũng muốn con hiếu thuận nhưng việc con hiếu thuận không phải tơi từ lời nhắc nhở "Lớn lên con nhất định phải báo hiếu bố mẹ". Lời nói này của cha mẹ sẽ khiến con cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa muốn con hiểu tháo thì cha mẹ cần làm gương, kính trọng người già. Cha mẹ có thể cùng con cái hiếu kính người lớn tuổi, để trẻ từ từ cảm nhận tình cảm gia đình. Đây mới là một cách giáo dục tinh tế. Cha mẹ cần dạy cho con về lòng biết ơn để trẻ ghi nhớ chứ không phải là đòi hỏi.