Những loại rau củ quả giàu chất dinh dưỡng nhưng ăn sai cách lại rước độc vào người, hãy cẩn trọng!

13:50, Thứ ba 04/09/2018

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là tổng hợp những loại rau quả có độc bạn có thể dễ dàng nhận biết để loại khỏi bữa ăn hằng ngày của gia đình mình:

 Rau sam

1_151514

Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.

Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ. 

Măng tươi

Trong măng tươi có chứa nhiều độc tố axit cyanhhydric. Axit này vào máu có thể gây thiếu oxy cho tổ chức tế bào.

Nếu ăn nhiều măng tươi nhiễm độc có thể khiến bạn ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn có thể gây co giật, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp và gây tử vong.

Để loại bỏ chất độc này, người ta thường phải luộc măng nhiều lần rồi bỏ nước đi, sau đó mới chế biến.

Giá đỗ không rễ

nhung-loai-rau-cu-qua-giup-xuong-chac-khoe

Giá đỗ là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chọn mua giá đỗ bạn cần phải chú ý quan sát và chọn loại giá có rễ để đảm bảo an toàn.

Những loại giá thân mập mạp nhưng không có rễ là giá được ủ bằng chất kích thích để nhanh thu lợi. Dùng giá đỗ bẩn trong thời gian dài sẽ mắc nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới bệnh nguy hiểm như ung thư.

Rau muống sống

Rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón. Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt…

Tuy nhiên chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống.

Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...

Uống nước rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai

nuoc_rau_ma

Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp, kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu... nên được làm món ăn, đồ uống rộng rãi. Ngày hè nước rau má rất được ưa chuộng để giải nhiệt cho người hoạt động ngoài trời nhiều giờ.

Tuy nhiên, BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho biết, cái gì dùng nhiều cũng không tốt, và rau má lạm dụng nhiều là có hại, dùng quá nhiều và lâu còn có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.

Ăn quá nhiều còn gây những tác dụng phụ như tăng lượng đường trong máu - rất nguy hiểm, lượng cholesterol trong máu cũng tăng, đặc biệt nguy hiểm với những người bị tiểu đường.

Uống nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai...

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tránh ăn rau má vì có thể dẫn đến sẩy thai (nếu ở thời kỳ mang thai), gây đầy bụng, lạnh bụng.

Rau chân vịt

Chị em mang thai thường cho rằng, ăn rau chân vịt rất bổ vì có thể tăng cường hấp thu máu, đề phòng thiếu máu do thiếu sắt trong thời gian bầu bí.

Một nghiên cứu tại Nhật Bản vừa công bố kết quả cho thấy, tác dụng ngược lại của rau chân vịt. Loại rau này có chứa nhiều axit khiến chất sắt không được hấp thụ, đồng thời còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Vì vậy, ăn nhiều rau chân vịt càng khiến tình trạng thiếu máu thêm trầm trọng

Ăn sắn sống dễ trúng độc

143333cu-san-1477126519

Sắn (còn gọi là khoai mì, củ mì, tiếng Anh là cassava). Củ, thân, lá của nó đều có chứa hợp chất cyanide, nhưng trước khi ăn ta bóc vỏ, xắt khúc ngâm nước lã thật kỹ và nấu thật chín có thể khử căn bản chất độc. Bởi vậy tuyệt đối không ăn sống và cũng không cho gia súc nhai sống sắn củ. Triệu chứng trúng độc cũng tương tự khi trúng độc bạch quả.

Ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm nên có tác dụng tốt trong việc điều hoà tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng.

Tuy ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, thế nhưng nhiều người lầm tưởng ngải cứu là một vị thuốc an thai thì điều này không hoàn toàn đúng.

Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc