Theo các nhà thực vật học quốc tế, loại trái cây tuyệt đẹp này thuộc họ thực vật không có nhựa cây. Nó có tên quốc tế là lychee/litchi. Đây là một loại trái cây nhiệt đới bản địa ở vùng đồng bằng Trung Quốc và Đông Nam Á.
Quả vải là một loại cây nhiệt đới rất đặc trưng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Đây là loại trái cây theo mùa trĩu quả vào mùa hè. Loại trái cây này thường mọc ở các cành trung bình trên những tán lá xanh, mọc thành chùm và có hình tròn hay hình trái xoan. Ở các nước phương Tây, vải là một trái cây ngoại lai rất lạ lẫm và quý hiếm.
Vải mang nhiều dưỡng chất và vitamin giúp chống lại vô số căn bệnh cũng như là liệu pháp tuyệt vời để chăm sóc da, giúp trẻ khôn lớn và nâng cao thể trạng cơ thể.
Thế nhưng, đối với nhóm người dưới đây, việc ăn quả vải nên hạn chế, không ăn quá nhiều:
Người bị tiểu đường
Không chỉ tạo cho vị giác người ăn vị ngọt nơi đầu lưỡi mà trong quả vải còn chứa một lượng đường rất cao. Ăn nhiều vải dễ làm tăng đường huyết nhanh trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến những người bị bệnh tiểu đường.
Vì thế, những người bị căn bệnh này không nên ăn vải mà có thể thay thế bằng những loại hoa quả khác chứa hàm lượng đường ít hơn.
Người muốn giảm béo
Ngoài lượng đường cao, trong quả vải cũng giàu chất béo. Đó là lý do mà nhiều người yêu thích loại quả này đã tăng cân nhanh chóng sau một mùa vải chín rộ.
Nếu muốn giảm cân, bạn không nên “kết thân” với loại trái cây này. Do những người béo thường có xu hướng ăn nhiều mà vải là loại quả dễ ăn nên bạn khó kiểm soát được lượng đường và chất béo đã nạp vào cơ thể mình. Vì thế, quá trình giảm béo sẽ khó khăn hơn.
Người máu nóng
Theo đông y, vải có tính nóng nên ăn nhiều sẽ gây ra cảm giác nóng nực khó chịu, nhiệt miệng. Hơn thế, lượng đường cao trong vải khi đi vào cơ thể còn khiến bạn dễ bị nổi rôm xảy, mụn nhọt.
Có thể nói, với những người bị nhiều mụn thì vải là loại trái cây cần “chống chỉ định” vì khi ăn vào, tình trạng mụn nhọt của bạn sẽ tồi tệ hơn. Thậm chí, nhiều người do ăn vải dù không có tiền sử bị mụn nhọt nhiều cũng xuất hiện mụn ở lưng và trên mặt.
Chính vì vậy, những người có máu nóng nên hạn chế ăn vải, chỉ thưởng thức một vài quả nếu thích. Những người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều vải một lúc.
Trẻ em
Trẻ em nên hạn chế ăn vải vì hệ tiêu hóa của các em còn kém, lượng đường trong vải cao lại dễ làm các vi khuẩn trong cơ thể sinh sôi. Ăn nhiều vải có thể khiến các bé bị bệnh.
Hơn nữa, mùa hè thường là thời điểm có bé hay bị rôm xảy do mồ hôi ra nhiều, thân nhiệt cao hơn người lớn. Thêm một lý do để các cha mẹ cho trẻ em ăn vải hạn chế nếu muốn bé không phải chịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Để giúp các bé có thể tận dụng được nguồn dưỡng chất có lợi từ quả vải, bạn có thể cho bé ăn 5 – 6 quả vải mỗi ngày.
Thai phụ từng mắc chứng tiểu đường, thừa cân
Theo kinh nghiệm của người xưa thì vải là loại quả ngọt, ăn vào giúp cho dung nhan đẹp hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chị em ăn vải một cách thoải mái, “vô tội vạ” bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân.
Lưu ý: Người bình thường không ăn quá nhiều vải
Quả vải bổ sung một lượng nước cho cơ thể, có lợi cho dạ dày. Tuy nhiên, vải thiều được xếp vào những loại quả không nên ăn nhiều vào mùa hè, ngay cả đối với người bình thường.
Bởi trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều một lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucoza tăng đột biết, cơ thể phản ứng, tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Biểu hiện thường gặp là váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh, nóng trong người khiến nổi nhiều mụn…