Những người không nên ăn cá
Người đang điều trị bệnh gút nặng
Hải sản đặc biệt là cá và tôm có nhiều chất dinh dưỡng cho bệnh gút. Chính vì vậy, các bác sỹ khuyên bệnh nhân đang trong quá trình điệu trị gút (gout), không nên ăn hải sản.
Nếu bạn muốn ăn, bạn có thể chọn cá có hàm lượng purine thấp, chẳng hạn như cá ngừ, mực và cá trích. Tránh ăn cá có hàm lượng cao như cá mòi, cá thu và mực.
Nhóm người bị rối loạn chức năng gan và thận cũng không nên ăn cá
Bởi vì cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Do đó, với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng nên tránh ăn cá để không làm tăng gánh nặng cho gan và thận.
Người bị dị ứng ăn cá không tốt
Có nhiều người bị dị ứng với hải sản, chủ yếu là vì chúng là món ăn chứa nhiều protein, đây là một phản ứng dị ứng gây ra bởi loại protein đặc biệt này.
Những người đã từng bị dị ứng với cá và tôm nếu ở mức độ nặng thì nên cố gắng không ăn các loại cá đó trong tương lai, nếu không chúng sẽ tiếp tục gây dị ứng.
Khi đang uống thuốc
Khi ăn cá, bạn không thể kết hợp với một số loại thuốc, chẳng hạn như chlorpheniramine và các chất đối kháng thụ thể histamine khác.
Tôm và cá chứa nhiều chất histidine, dễ chuyển đổi thành histamine trong cơ thể. Nếu có, nó sẽ ức chế sự phân hủy của histamine, điều này sẽ khiến một lượng lớn histamine tích tụ lại trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu ở vùng tim và chóng mặt.
Phụ nữ mang thai không nên ăn cá biển
Phụ nữ đang mang thai ăn quá nhiều cá, đặc biệt là cá biển bị ô nhiễm thì sẽ tăng nguy cơ đẻ non bởi trong cá biển thường chứa nhiều thủy ngân. Nhiều loại cá khác như cá hồi, cá kiếm, cá mập… thường có tỷ lệ thủy ngân cao hơn cá nước ngọt rất nhiều.
Lợi ích của cá đối với sức khỏe
Axit béo omega-3 có trong cá, nhất là các loại cá có dầu như cá hồi, cá mòi, cá trích giúp giảm huyết áp, giảm loạn nhịp tim, phòng ngừa nguy cơ tim mạch.
Ăn cá giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ. Ăn cá cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ, trầm cảm và suy giảm tinh thần theo tuổi tác.
Đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, việc ăn cá rất quan trọng vì nó cung cấp DHA đặc biệt có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh.
Khi ăn cá cần tránh những bộ phận này
Ruột cá
Ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.
Mật cá
Trong dân gian lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho. Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là "giã" được tật thì không ít người vẫn cứ cố "nuốt" để phòng bệnh theo phong trào.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học cho thấy, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.
Ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.
Não cá
Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.