Quá hoàn hảo ư? Hãy xem lại! |
Một thám tử đang tác nghiệp |
Thế giới ngày nay mở ra cho con người nhiều hơn những hình thức kết bạn nhanh chóng và hiệu quả. Thế nhưng, mặt trái của sự chóng vánh ấy là những lời nói dối vô hình, mà phải nhờ đến lực lượng thám tử đám cưới, các cô dâu hoặc chú rể tương lai mới vỡ nhẽ, hóa ra những điều mình ấp ủ, ước ao lại chỉ là những mơ tưởng hão huyền.
Thực tế mà thám tử đám cưới
mang lại cho họ nhiều khi khiến họ khóc dở mếu dở, dẫu sao trước khi cưới, bạn cũng nên biết mùi vị thật sự của điều mình sắp trải qua mà chủ động đi tiếp hay dừng lại.
Một trong những quốc gia phổ biến trào lưu sử dụng thám tử đám cưới chính là đất nước Ấn Độ, nơi công nghiệp phần mềm rất phát triển, và những người gặp nhau qua mạng Internet trong vài tuần rồi
mau chóng gửi thiệp hồng cho bạn bè, để dành cỗ xe ngựa kéo để rước dâu và chuẩn bị những bộ sari đính trân châu xen lẫn với vàng khá phổ biến.
Đơn giản là nếu chỉ nhìn vào hồ sơ online của chú rể thì ai cũng “ngất ngây”: một người đàn ông ít nói, tốt bụng, không rượu chè và là kỹ sư phần mềm thành đạt. “Thật hoàn hảo!”, cô dâu, một kỹ sư máy tính 27 tuổi hay e lệ thầm nghĩ.
Quá hoàn hảo ư? Vậy thì bạn cần phải kiểm tra thực tế! - đó gần như là slogan của Bhavna Paliwal, một nữ thám tử đám cưới ở Ấn Độ. “Ở đây, chỉ có đầy tớ mới nói cho bạn tất cả mọi thứ một cách trung thực!”, nữ thám tử 32 tuổi tuyên bố thẳng thừng trong văn phòng của mình ở New Delhi. “Điều quan trọng là phải nói chuyện được với người lái xe, người nấu bếp và người quản gia. Họ là những người lúc nào cũng bận rộn hối hả và không ngại nói chuyện với bạn.”
Trong trường hợp của cô kỹ sư máy tính nọ, Paliwal phát hiện ra rằng vị hôn phu tương lai của cô đã không mấy chân thành. Anh ta vẫn đang cặp kè với cô ô sin ở nhà mình. Anh ta đã dành nhiều đêm “tĩnh lặng” để ngả ngốn trong quán bar khắp thành phố, uống toàn rượu mạnh. Thậm chí, còn có dấu hiệu cho thấy anh ta sẽ là một kẻ vũ phu. Và thế là cô kỹ sư nọ vỡ mộng, một cuộc hôn nhân thất bại đã
may mắn không có cơ hội hình thành.
Ở Ấn Độ, việc thuê một thám tử đám cưới như Paliwal đã trở thành thủ tục thông thường, quan trọng như là sức nặng của số vàng sẽ xuất hiện trong đám cưới và bữa tiệc 10 món được bày trong những đĩa ăn trang trí những nụ hồng.
Thám tử tư đã trở thành một ngành nghề kinh doanh ở đây và ngày càng trở nên chuyên nghiệp. Tầng lớp trung thượng lưu ở Ấn Độ phát triển và của hồi môn từ nhà cô dâu trao cho chú rể ngày càng nhiều. Thế là không ít anh chàng đã tìm cách lợi dụng tình cảm
cô gái để chiếm được số của hồi môn ấy, bất chấp cả thủ đoạn lừa lọc.
Khoảng 30 ngàn cô dâu bị ruồng bỏ mỗi năm vì chú rể bỏ chạy ra nước ngoài là một con số đáng sửng sốt. Việc cảnh báo tới các gia đình giàu có có con gái chuẩn bị lấy chồng trở nên cấp thiết. Hàng trăm trong số hàng ngàn cô dâu ấy đã bị lừa dối.
Pandit Ram Gopal Atrey, chủ tế ở nhà thờ Old Hanu
man
Mandir, một trong số hàng ngàn nhà thờ ở New Delhi đã thường xuyên chứng kiến điều đó.
“Chúng tôi có khoảng 50 trường hợp cô dâu bị lừa bịp mỗi năm. Trước đây không bao giờ có chuyện đó” - ông Atrey cho biết. “Khi điều này xảy đến, như thể có một cuộc khủng bố tấn công vào đời sống của các
cô gái và gia đình của họ. Họ chỉ còn biết xấu hổ và ra đi tay trắng sau khi đã trao đi của hồi môn”.
Với nữ thám tử Paliwal, phần tồi tệ nhất của một cuộc điều tra là khám phá ra sự thật. Chị vẫn nhớ lần phải bày ra sự thật cho cô kỹ sư máy tính nọ, lần lượt từ những bức ảnh: chàng hôn phu tương lai đang chơi bời ở hộp đêm, rượu mạnh trong ly, những
cô gái tiếp viên vây quanh. Sau đó, chị cho cô biết phần thông tin xấu nhất: cuốn băng ghi lại
hình ảnh cô ô sin nước mắt vòng quanh thừa nhận rằng đã bồ bịch với anh chàng sắp làm chú rể đó. “Chúc em
may mắn lần sau”, Paliwal chỉ biết an ủi vị nữ khách hàng của mình như thế.
Paliwal và những thám tử khác trong công ty của mình đã dành nhiều ngày để kết bạn với những người phục vụ trong nhà chú rể tương lai và ghi lại
hình ảnh bằng một máy quay bí mật. Paliwal đã giấu thân phận bằng cách nói với cô ô sin rằng chị đang tìm mặt bằng kinh doanh trong khu vực này.
“Tất nhiên là cô dâu rất buồn, nhưng chúng tôi có thể đã cứu được cô ấy khỏi những nỗi đau khổ cả đời” - Paliwal nói trong khi nhận cuộc gọi từ một khách hàng khác. “Chắc chắn là bạn không muốn chờ cho tới khi gạo đã thành cơm rồi mới biết chân tướng cuộc hôn nhân của bạn rồi”.
Cô dâu thút thít khóc nhưng vẫn phải thừa nhận: “Nếu không có cuộc điều tra này, em sẽ phải đối diện với những sự thật ấy trong suốt cuộc đời em sau này”.
Vẫn có chỗ cho tình yêu
Nhóm thám tử mà Paliwal dẫn đầu tham gia vụ này bao gồm 4 nữ thám tử. Vì đây là một nghề khắc nghiệt và phải sử dụng những thiết bị ghi chép công nghệ cao, nên thù lao cho các nữ thám tử tính cả ngàn đô la.
Nhưng anh trai của cô dâu, Prem Shar
ma, cho rằng những gì mà các thám tử tìm ra đáng giá hơn tất cả. “Chúng tôi sẽ mất rất nhiều nếu không có các chị. Đó không phải là người đàn ông dành cho em gái tôi”, anh nói.
Paliwal nói rằng, việc trở thành một thám tử đám cưới chính là công việc mơ ước của chị. Ở trường, chị học để trở thành một nhà báo chuyên điều tra, nhưng rồi chị thấy những hạn chế trong khi làm báo và bất mãn vì tình trạng một số nhà báo tha hóa, phạm tội, chị đã xin vào một công ty thám tử. Giờ đây, chị hoàn toàn hài lòng với quyết định của mình.
“Phụ nữ có thể kết thân với những cô
giúp việc dễ dàng hơn, và họ thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể tốt hơn đàn ông” - Shar
ma, một nam thám tử có bộ ria và mái tóc rất Ấn Độ cho biết. “Chúng tôi muốn trà trộn, và Paliwal cùng 11 nữ thám tử khác làm việc đó rất giỏi”.
Paliwal tiết lộ rằng chị sử dụng tổng hợp các công nghệ: 6 điện thoại di động, 3 máy quay mini dành cho thám tử và 5 máy ghi âm để làm việc. Chị thích mặc toàn đồ đen khi dùng tên giả và mặc sari khi làm quen với những
người giúp việc. Một trong sở thích của chị là đọc các tiểu thuyết trinh thám để hiểu thêm về nghề và những kỹ năng cần có.
Một số trường hợp mà chị hay gặp phải là các chú rể tương lai đã có vợ hoặc bị gay, những người khác thì nói dối về tình trạng tài chính hoặc tính nết, đặc điểm của mình. Công việc này được xếp vào một trong những loại công việc nguy hiểm, Paliwal biết rõ điều đó. Có lần, chị đã cứu một
cô gái trẻ bị bắt cóc và lộ ra là không phải để trở thành cô dâu mà là một nô lệ tình dục.
“Tôi đạp cửa và giải cứu cho
cô gái bị bắt cóc. Tôi không sợ hãi. Tôi hạnh phúc khi giúp đỡ được ai đó.”
Ông Ajit Singh cũng là một trong những thám tử tư ở Ấn Độ đang làm công việc giúp khách hàng bảo đảm rằng cuộc hôn nhân sắp tới của bản thân hoặc con cái sẽ tốt đẹp như ý muốn của họ. Với số tiền từ 300 USD, họ có thể biết được những thông tin, như liệu người bạn đời của con mình có thật sự là người tử tế hoặc có tật xấu nào không?
Khoản tiền này không hề nhỏ trong bối cảnh thu nhập bình quân của người Ấn Độ chỉ vào khoảng 900 USD/năm. Tuy nhiên, số lượng hóa đơn thanh toán hàng ngàn USD cho công việc của thám tử đám cưới đang gia tăng trong thời gian qua. Chia sẻ với phương pháp tiếp cận đối tượng của chị Paliwal, ông Singh nói: “Có nhiều cách để thu thập thông tin. Chẳng hạn như chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về ngôi nhà đối tượng đang sống, rồi trò chuyện với tài xế, hàng xóm,
người giúp việc, người làm vườn...”
Hôn nhân sắp đặt có từ lâu đời ở Ấn Độ. Người lớn chọn bạn đời cho con cái nhờ vào sự giúp đỡ của người
mai mối và những bậc cao niên trong dòng họ. Sau đó, họ tìm hiểu những dấu hiệu rắc rối, nếu có, về cô dâu (hoặc chú rể) từ bạn bè họ. Trong thời buổi hiện nay, hôn nhân dựa trên tình yêu theo kiểu phương Tây đang ngày càng phổ biến ở Ấn Độ, trong đó, quyết định cuối cùng được dành cho con cái. Dù vậy, để bảo đảm đây là những quyết định đúng đắn, nhiều bậc phụ huynh đã nhờ đến sự giúp đỡ của thám tử.
Các luật sư, người tổ chức đám cưới và thám tử cho biết công việc này đang bùng nổ. Điều đáng nói là ngay cả khi các cặp
vợ chồng tương lai không muốn bị theo dõi thì họ vẫn ít khi dám mở miệng phản đối công khai. Công việc này vẫn được xem là một phần bình thường của hôn nhân và không có nhóm hoạt động nào lên tiếng chất vấn về vấn đề đạo đức.
Tại New Delhi, hầu hết thám tử tư đám cưới làm việc trong những tòa nhà văn phòng và khu căn hộ đang mọc lên như nấm cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bí mật là một yếu tốc cực kỳ quan trọng trong công việc của họ. Anoushka, một thám tử 24 tuổi, không chịu tiết lộ tên họ và những thông tin khác về bản thân. Làm công việc này được 5 năm, cô cho biết mình đối mặt với quá nhiều vụ
lừa dối đến nỗi không còn muốn thống kê nữa.
Tuy nhiên, trong trường hợp của chị Paliwal thì khác. Đáng mừng là 70% trong số các vụ điều tra mà chị từng làm là “sạch”. “Đôi khi tình yêu cũng diễn ra đó chứ. Tôi hạnh phúc vì thế” - chị cười vui vẻ.