(Ảnh nỏng) - Chỉ trong một thời gian ngắn, người Trung Quốc xuất hiện kéo theo một loạt các thay đổi khiến nhiều vùng quê bình yên Việt Nam đảo lộn mọi thứ.
Không phải tự nhiên mà nhiều người thốt lên “phố Trung Quốc” bởi dọc hai bên trục đường xương sống 1A (đoạn thuộc địa phận xã Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đầy rẫy biển hiệu như nấm mọc sau mưa. Hầu như bảng hiệu nào cũng tràn ngập chữ Trung Quốc, từ tên công ty, ngành nghề kinh doanh đến các thể loại nhà hàng, ăn uống, dịch vụ cưới hỏi, rửa xe, hút bụi... |
Không hiếm cảnh công nhân Trung Quốc chở 3 sau giờ tan ca. Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Liên Nguyễn Hồng Cương bày tỏ sự lo lắng: “Trên địa bàn có hơn 10 gia đình cho người nước ngoài thuê ở. Bước đầu có ảnh hưởng, cái lo nhất là tình trạng lừa đảo về kinh tế đã xảy ra. Trước kia, đây là vùng thuần nông, giờ ruộng đất mất hết rồi, hiện người dân có thể làm những việc phổ thông, chân tay chứ đến lúc xây dựng xong thì biết làm gì. Lo nhất những người trong độ tuổi 40-60”. |
Hàng quán và người TQ "vây" quanh trung tâm thương mại Sóng Thần. Theo Công an TX.Dĩ An, những người nước ngoài đang cư trú tại các khu dân cư, chung cư trên địa bàn phần lớn là lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc tự mở nhà hàng, quán ăn... để kinh doanh. Những người này sang VN đa số bằng con đường du lịch và sau đó tìm đủ mọi cách để ở lại, kể cả việc lấy vợ, "cặp" với phụ nữ người Việt để hợp thức hóa việc kinh doanh, thuê nhà ở. Người dân KP.Nhị Đồng, P.Dĩ An (TX.Dĩ An) phản ánh, việc người TQ tạm trú bất hợp pháp đã gây ra tình trạng phức tạp về an ninh trật tự. "Họ xả rác tràn lan. Đêm đến thì kéo nhau về chỗ ở ăn nhậu rồi la ó, đập rầm rầm cả đêm. Khi chúng tôi gọi công an tới kiểm tra thì họ nhất quyết không mở cửa". |
Luật không cho phép doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài. Vậy mà ở Ninh Bình, có công trường, số công nhân lao động phổ thông Trung Quốc lên đến gần 1.500 người. Công nhân Trung Quốc trở lại khu nhà tạm sau giờ tan ca. Nhiều người lo ngại những lao động phổ thông ở Ninh Bình đang bị lao động Trung Quốc lấy đi phần việc lẽ ra dành cho họ. |
Những hàng quán dành cho người Trung Quốc đua nhau mọc lên trên đoạn đường tại xã Khánh Phú, H.Yên Khánh (Ninh Bình). Tình trạng lộn xộn cũng diễn ra không kém những khu phố có người Trung Quốc sinh sống kể trên. Một người dân địa phương cho biết: “Trước kia ở đây bình yên lắm, nhưng từ khi người Trung Quốc đến đây, phố xá ồn ào hẳn lên. Tối tối, nhiều thanh niên Trung Quốc cởi trần trùng trục uống rượu, cãi nhau, khạc nhổ, rồi trêu chọc gái qua đường”. Còn theo một công nhân Việt Nam đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình thì ở đây cũng thường xảy ra xích mích qua lại giữa lao động Việt và lao động Trung Quốc hoặc giữa lao động Trung Quốc với nhau. |
Người dân ở khu “phố Trung Quốc” tại xã Khánh Phú bức xúc: “Cứ rượu xong là họ lại kéo từng toán vài chục người, nghênh ngang, xiêu vẹo trên đường, rồi dòm ngó vào nhà dân, trông rất khó chịu. Kinh khủng hơn, có lần họ còn tụt quần tiểu tiện ngay trước nhà tôi và nhiều nhà dân khác. Chúng tôi bức xúc, thậm chí xua đuổi, nhưng những lúc như thế, bọn họ dừng lại hằm hè, chửi lại, nên ai cũng ngại, không dám va chạm với họ”. (Ảnh Thanh Niên) |
Trước đó, ngày 24/7, Bắc Kinh đã tổ chức một buổi lễ ra mắt “Tam Sa”, thành phố cực nam mới nhất của nước này với phạm vi bao trùm các quần đảo mà Việt Nam và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền. Lễ thành lập được tổ chức trước một công trình kiến trúc lớn được dùng làm trụ sở chính quyền “Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. |