Những RẮC RỐI thường gặp khi cho con bú gây STRESS cho các mẹ

12:55, Thứ bảy 23/06/2018

( PHUNUTODAY ) - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên trong quá trình cho trẻ bú mẹ lại gặp một số vấn đề rắc rối sau:

 1. Đầu vú thụt vào

Nếu đầu vú chỉ nhô ra một phần hoặc không nhô ra chút nào khi được kéo nhẹ, nghĩa là bạn đã có đầu vú ẩn, một phần hoặc hoàn toàn. Nếu nhận biết tình trạng này sớm, một thiết bị hút sữa đơn giản có thể giải quyết vấn đề. Trường hợp bị ẩn nhẹ, bạn dùng dầu mát xa nhẹ nhàng đầu vú từ tháng thứ 7. Kéo nó ra nhẹ nhàng. Điều đó sẽ ngăn ngừa đầu vú tụt vào trong, đồng thời làm đầu vú mềm và nhô ra.

2. Tưa đầu vú

Tưa đầu vú hay còn biết đến như hiện tượng nhiễm nấm ở đầu vú. Nấm thường khiến đầu vú bong ra, gây ngứa và sưng.

7835-bu-me

Nguyên nhân thường là do mẹ bị lây nấm từ khoang miệng của bé. Lúc này trong miệng bé cũng xuất hiện các đốm trắng nấm tương tự trên đầu vú của mẹ.

Việc điều trị lúc này cần được tiến hành trên cả mẹ và bé để kiểm soát bệnh.

3. Căng tức vú

Vú của mẹ thường có cảm giác căng tức khi xuống sữa sau vài ngày sinh con. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ hết sau vài ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng sẽ cảm thấy căng tức khi tiết sữa quá nhiều mà chưa kịp cho con bú. Lúc này mẹ cần vắt sữa ra ngoài để giảm áp lực cho vú.

Một số các cách khác làm giảm sự căng vú vì tích sữa có thể áp dụng như massage vú khi cho bé bú, chườm khăn lạnh hoặc lá cải lên vú khi thấy bị căng tức, cởi bỏ áo ngực và đổi các tư thế thoải mái khi cho bé bú.

4. Chảy sữa

Những phụ nữ có tuyến sữa hoạt động mạnh, sẽ có tình trạng khi cho bú một bên thì bên kia chảy ra. Đặt một miếng gạc sạch bịt đầu vú bên kia sẽ ngăn sữa chảy.

5. Phun sữa

Một số mẹ lại gặp tình trạng phun sữa. Nghĩa là sữa phun rất mạnh ra ngoài theo từng tia khiến bé bị ngộp và không muốn bú nữa.

7834-bu-me-2

Nguyên nhân là do sữa quá nhiều nên mẹ cần vắt bỏ bớt sữa trước khi cho con bú.

6. Áp xe vú

Đây là bệnh về vú do các vi khuẩn gây ra. Lúc mày mẹ có thể bị sốt, bị đau nhức bên trong tuyến vú, vú sưng to và mẹ còn có thể cảm thấy đau ở các vùng cơ xung quanh như cánh tay và cảm thấy đau dầu…

Để tránh bệnh này mẹ cần giữ vệ sinh vùng vú sạch sẽ, trách các tổn thương trên đầu vú, ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Khi phát bệnh mẹ nên đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.

7. Căng bên dưới núm vú

Núm vú của mẹ trở nên căng cứng do sữa trong các khoang xốp của ngực bị tràn. Điều này khiến bé chỉ có thể ngậm được phần đầu vú và mút, khiến cho đầu vú dễ bị tổn thương. Vì vậy, nếu mẹ cảm thấy bên dưới núm vú trở căng thì nên dùng tay ép đẩy sữa ra ngoài để vú trở về bình thường.

8. Bé ngủ khi đang bú sữa mẹ

7833-bu-me-1

Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường ngủ rất nhiều. Việc ngủ quên khi đang bú diễn ra rất thường xuyên, nhiều đến nỗi nhiều bà mẹ lo rằng bé chưa bú đủ sữa đã ngủ quên.Cách giải quyết: Khi bé đang bú, nếu mẹ thấy nhịp bú của bé từ từ chậm lại, mắt khép hờ và dần rời khỏi núm vú, hãy tìm cách làm bé tỉnh táo. Mẹ có thể cù bé, thổi vào má hoặc xoa lưng kết hợp nói chuyện cùng bé, sau đó chuyển bé sang ngực bên kia và cho bé bú tiếp.

9. Đau sau khi cho bé bú

Mẹ có thể bị đau ngay sau khi cho bé bú. Nguyên nhân là vì lúc này sữa vẫn tiếp tục tiết ra, do đó để giảm triệu chứng này mẹ nên cho bé bú lâu hơn ở mỗi bên.

10. Đầu vú gặp vấn đề

nhung-rac-roi-me-thuong-gap-nhat-khi-cho-con-bu-1

Các vấn đề thường gặp nhất của đầu vú là sưng, nứt hay đầu vú bị chảy máu. Thường nguyên nhân là do mẹ cho bé bú không đúng cách hoặc mẹ bơm hút sữa không đúng cách khiến đầu vú bị tổn thương.

Vì vậy khi mẹ gặp hiện trạng này đầu tiên mẹ cần hạn chế cho bé bú để núm vú có thời gian hồi phục. Sau mỗi lần bé bú xong mẹ nên vệ sinh sạch vú để tránh nhiễm trùng đồng thời điều chỉnh lại tư thế để bé bú cho đúng không gây đau nữa. Nếu mẹ quá đau thì nên nặn sữa ra ngoài để đút cho con và đi bác sĩ để đươc chỉ định điều trị phù hợp.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc