Khoai tây
Khoai tây sau khi chế biến và để ở nhiệt độ phòng dễ xuất hiện vi khuẩn botulism gây ngộ độc. Loại vi khuẩn này có thể phát triển mạnh khi chúng ta làm nóng khoai tây trong lò vi sóng.
Do đó, tốt nhất bạn nên chế biến một lượng khoai tây vừa đủ ăn. Hoặc sau khi chế biến, bạn hãy làm lạnh khoai tây ngay lập tức. Sau khi làm lạnh, khoai tây sẽ khó bị nhiễm khuẩn hơn và bạn có thể cho món ăn vào lò vi sóng để làm nóng.
Trứng
Trong quá trình làm nóng trong lò vì sóng, chất lỏng bên trong trứng chịu áp suất cao nhưng không có lỗ thoát hơi, tương nhự như một nồi áp suất thu nhỏ, có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Đáng sợ hơn, trứng có thể không nổ ngay trong lò mà khi đã bỏ ra ngoài, nó có thể nổ trên tay, trên đĩa hay thậm chí là trong miệng người ăn.
Sữa mẹ
Hiện nay, nhiều bà mẹ tích trữ sữa cho con bằng biện pháp đông lạnh, khi sử dụng sẽ đem ra rã đông và làm nóng. Tuy nhiên, việc làm nóng sữa bằng lò vi sóng sẽ làm sữa ấm không đồng đều, có thể gây bỏng miệng của trẻ. Ngoài ra, nếu đựng sữa trong bình nhựa rồi bỏ vào lo vi sóng để hâm nóng có thể sinh ra một số chất độc hại.
Các chuyên gia khuyến cáo, nên hâm nóng sữa mẹ và sữa công thức trên bếp hoặc máy hâm sữa.
Nấm
Nấm là một trong những loại thực phẩm bạn không nên hâm nóng trong lò vi sóng. Bởi sau khi chế biến và để nguội, lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ duy giảm. Hâm nóng lại nấm khiến dinh dưỡng tiếp tục mất đi. Cách tốt nhất là bạn nên ăn nấm ngay khi vừa nấu chín. Vi khuẩn cũng có thể sinh sôi trong món ăn nếu bạn để chúng lâu ở nhiệt độ phòng.
Cơm
Trong gạo có loại vi khuẩn gọi là bacillus cereus - sản sinh độc tố gây nôn, tiêu chảy. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cơm làm nóng bằng lò vi sóng và để ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn bacillus cereus có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm.
Để tránh bị nhiễm độc, bạn nên dùng nồi cơm điện để hâm nóng lại cơm.