Những thương vụ vũ khí khủng của Mỹ - Đài Loan

06:00, Thứ tư 30/01/2013

( PHUNUTODAY ) - Căng thẳng giữa Đài Loan và TQ đã hạ nhiệt đáng kể, tuy nhiên Đài Loan vẫn có nhu cầu hiện đại hóa lực lượng phòng thủ nhằm đối phó với nước này.

Căng thẳng giữa Đài Loan và TQ đã hạ nhiệt đáng kể, tuy nhiên Đài Loan vẫn có nhu cầu hiện đại hóa lực lượng phòng thủ nhằm đối phó với nước này.

 Nhằm đối phó với những mối đe dọa quân sự đến từ Trung Quốc, gần đây, chính phủ Đài Loan liên tục mua sắm, nâng cấp kho vũ khí của hòn đảo này.
Nhằm đối phó với những mối đe dọa quân sự đến từ Trung Quốc, gần đây, chính phủ Đài Loan liên tục mua sắm, nâng cấp kho vũ khí của hòn đảo này.

 

Đến nay, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Đài Loan, bất chấp việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1979.
Đến nay, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Đài Loan, bất chấp việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1979.

 

Gần đây nhất, 28/1 Đài Loan đã thúc giục Mỹ tôn trọng thỏa thuận cung cấp các tàu ngầm để thay thế đội tàu cũ kỹ hiện nay, khi một nhóm nghị sĩ của Washington tới thăm hòn đảo này nhằm đánh giá các nhu cầu phòng vệ. Lãnh đạo Đài Loan, ông Mã Anh Cửu bày tỏ ý định trong cuộc gặp với nhóm nghị sĩ Mỹ được dẫn đầu bởi ông Edward Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, AFP đưa tin.
Gần đây nhất, 28/1 Đài Loan đã thúc giục Mỹ tôn trọng thỏa thuận cung cấp các tàu ngầm để thay thế đội tàu cũ kỹ hiện nay, khi một nhóm nghị sĩ của Washington tới thăm hòn đảo này nhằm đánh giá các nhu cầu phòng vệ. Lãnh đạo Đài Loan, ông Mã Anh Cửu bày tỏ ý định trong cuộc gặp với nhóm nghị sĩ Mỹ được dẫn đầu bởi ông Edward Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, AFP đưa tin. "Hai chiếc tàu ngầm lớp Guppy đã tới Đài Loan hơn 40 năm trước khi tôi còn trong quân ngũ. Giờ thì hai tàu này thực sự quá cũ kỹ và cần được thay thế", ông Mã nói với các vị khách Mỹ.

 

Lãnh đạo Đài Loan muốn nhắc tới hai chiếc tàu ngầm chạy động cơ diesel được đóng vào những năm 1940. Các nghị sĩ Mỹ đã thấy hai tàu này khi tới căn cứ Tsoying ở phía nam của đảo Đài Loan. Sau khi ngừng phục vụ trong hải quân Mỹ, hai tàu ngầm cũ này được bán cho Đài Loan vào năm 1973 và từ đó đến nay được sử dụng cho mục đích huấn luyện.
Lãnh đạo Đài Loan muốn nhắc tới hai chiếc tàu ngầm chạy động cơ diesel được đóng vào những năm 1940. Các nghị sĩ Mỹ đã thấy hai tàu này khi tới căn cứ Tsoying ở phía nam của đảo Đài Loan. Sau khi ngừng phục vụ trong hải quân Mỹ, hai tàu ngầm cũ này được bán cho Đài Loan vào năm 1973 và từ đó đến nay được sử dụng cho mục đích huấn luyện.

 

Đầu tháng 11/2012, đại diện Quân đội Đài Loan cho biết, lực lượng này có ý định mua 2 tàu chiến từ Mỹ như 1 phần trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân. Theo đó, hai tàu khu trục lớp Oliver Hazard Perry, đang phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được chuyển giao cho phía Đài Loan vào năm 2015.
Đầu tháng 11/2012, đại diện Quân đội Đài Loan cho biết, lực lượng này có ý định mua 2 tàu chiến từ Mỹ như 1 phần trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân. Theo đó, hai tàu khu trục lớp Oliver Hazard Perry, đang phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được chuyển giao cho phía Đài Loan vào năm 2015.

 

Hai tàu khu trục lớp Perry, có giá trị dự tính là khoảng 240 triệu USD, sẽ thay thế cho 2 trong số 8 tàu khu trục lớp Knox cũ kỹ mà Đài Loan trang bị từ đầu những năm 1990.
Hai tàu khu trục lớp Perry, có giá trị dự tính là khoảng 240 triệu USD, sẽ thay thế cho 2 trong số 8 tàu khu trục lớp Knox cũ kỹ mà Đài Loan trang bị từ đầu những năm 1990.

 

 Tờ China Times ngày 11/9 đưa tin, Bộ Quốc phòng Đài Loan đang lên kế hoạch chi thêm 500 tỉ Đài tệ (16 tỉ USD) để mua vũ khí và trang thiết bị quân sự của Mỹ. Trong kế hoạch cải tổ 5 năm của mình, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo việc tăng số lượng vũ khí tự sản xuất vẫn là một ưu tiên trong tương lai, song việc mua vũ khí của Mỹ sẽ là một lựa chọn khi khả năng sản xuất nội địa chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Tờ China Times ngày 11/9 đưa tin, Bộ Quốc phòng Đài Loan đang lên kế hoạch chi thêm 500 tỉ Đài tệ (16 tỉ USD) để mua vũ khí và trang thiết bị quân sự của Mỹ. Trong kế hoạch cải tổ 5 năm của mình, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo việc tăng số lượng vũ khí tự sản xuất vẫn là một ưu tiên trong tương lai, song việc mua vũ khí của Mỹ sẽ là một lựa chọn khi khả năng sản xuất nội địa chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

 

Bộ Quốc phòng Đài Loan dự kiến sẽ mua các tên lửa phòng không Patriot III, nâng cấp số máy bay F-16A/B, trực thăng vũ trang Black Hawk, AH-64 Apache và máy bay chống ngầm P-3C của Mỹ trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Bộ Quốc phòng Đài Loan dự kiến sẽ mua các tên lửa phòng không Patriot III, nâng cấp số máy bay F-16A/B, trực thăng vũ trang Black Hawk, AH-64 Apache và máy bay chống ngầm P-3C của Mỹ trong vòng 5 đến 10 năm tới.

 

Đồng thời, quân đội Đài Loan cũng sẽ tiếp tục thương thảo để mua 8 tàu ngầm chạy dầu và máy bay F-16C/D của Mỹ.
Đồng thời, quân đội Đài Loan cũng sẽ tiếp tục thương thảo để mua 8 tàu ngầm chạy dầu và máy bay F-16C/D của Mỹ.

 

Đầu tháng 8/2012, Đài Loan đã nhận hai tàu dò mìn lớp Osprey từ Mỹ, theo một thỏa thuận mua bán vũ khí đang làm căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung. Hai tàu dò mìn là một phần của thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD giữa Mỹ và Đài Loan, bao gồm các tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và các thiết bị thông tin liên lạc cho phi đội máy bay chiến đấu F-16. Với khả năng tìm kiếm, phân loại và phá mìn, các tàu sẽ giúp Đài Loan tăng cường khả năng chống phong tỏa trong trường hợp xảy ra chiến tranh, theo các chuyên gia phân tích.
Đầu tháng 8/2012, Đài Loan đã nhận hai tàu dò mìn lớp Osprey từ Mỹ, theo một thỏa thuận mua bán vũ khí đang làm căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung. Hai tàu dò mìn là một phần của thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD giữa Mỹ và Đài Loan, bao gồm các tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và các thiết bị thông tin liên lạc cho phi đội máy bay chiến đấu F-16. Với khả năng tìm kiếm, phân loại và phá mìn, các tàu sẽ giúp Đài Loan tăng cường khả năng chống phong tỏa trong trường hợp xảy ra chiến tranh, theo các chuyên gia phân tích.

 

Hồi tháng 6/2012, báo Đài Loan đưa tin, Đài Loan và Mỹ sẽ ký một hợp đồng nâng cấp chiến đấu cơ F-16 A/B trị giá 4,2 tỉ USD trong tháng 7, thay vì bán 66 máy bay F-16 C/D cho Đài Loan. Đây là một phần trong thương vụ mua sắm vũ khí trị giữa hai bên vốn được cho là chọc giận Trung Quốc. Một quan chức cấp cao ẩn danh của Mỹ cho rằng việc nâng cấp sẽ giúp Đài Loan có hơn 140 máy bay chiến đấu F-16 A/B hiện đại ngang với F-16 C/D.
Hồi tháng 6/2012, báo Đài Loan đưa tin, Đài Loan và Mỹ sẽ ký một hợp đồng nâng cấp chiến đấu cơ F-16 A/B trị giá 4,2 tỉ USD trong tháng 7, thay vì bán 66 máy bay F-16 C/D cho Đài Loan. Đây là một phần trong thương vụ mua sắm vũ khí trị giữa hai bên vốn được cho là chọc giận Trung Quốc. Một quan chức cấp cao ẩn danh của Mỹ cho rằng việc nâng cấp sẽ giúp Đài Loan có hơn 140 máy bay chiến đấu F-16 A/B hiện đại ngang với F-16 C/D.

 

Đơn hàng của Mỹ bán cho Đài Loan gồm các loại vũ khí và hệ thống radar hiện đại để nâng cấp máy bay F-16 A/B có khả năng tác chiến tương đương F-16 C/D. Theo các nhà phân tích, hệ thống radar hiện đại mới cho phép máy bay phát đi các tín hiệu mạnh mà không bị phát hiện.
Đơn hàng của Mỹ bán cho Đài Loan gồm các loại vũ khí và hệ thống radar hiện đại để nâng cấp máy bay F-16 A/B có khả năng tác chiến tương đương F-16 C/D. Theo các nhà phân tích, hệ thống radar hiện đại mới cho phép máy bay phát đi các tín hiệu mạnh mà không bị phát hiện.

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc