Những "tiếng cười lạ" sau vụ thảm sát ở Bình Phước

22:00, Thứ năm 16/07/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Vụ thảm sát ở Bình Phước, bên cạnh những đau thương, mất mát của gia đình nạn nhân, là những tiếng cười “xấu xí” của một bộ phận không ít người.

Cười như thế nào, cười ở đâu, cười trước sự việc, hiện tượng gì cũng cần có văn hóa. Nhưng đáng buồn thay, những tiếng cười không đáng có, nếu không muốn nói là “cười xấu xí”, “cười vô nhân tính”, cười trên chính nỗi đau của đồng loại xuất hiện ngày càng nhiều.

Ngày nay, khi mạng xã hội trở thành một trong những kênh thông tin khổng lồ được nhiều người lựa chọn, thì bên cạnh những ý nghĩa tốt đẹp như: Kết nối bạn bè, trao đổi công việc…vv xuất hiện ngày càng nhiều mảng tối tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường.

Mô tả ảnh.
Vụ thảm sát ở Bình Phước trở thành "nguồn cảm hứng" cho những trò đùa quá trớn.

Rất nhiều người khi lan truyền những trò đùa ấy họ chỉ nhắm tới một mục đích là tạo yếu tố hài hước, gây tiếng cười cho bạn bè. Nhưng họ không hoặc chưa thể nhận thức được rằng chính những việc làm trong vô thức ấy vô hình chung tạo nên những suy nghĩ lệch lạc, về lâu về dài sẽ làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp mà xã hội đang cố xây dựng và vươn tới.

Ví dụ điển hình về vụ thảm sát ở Bình Phước, bên cạnh việc các cơ quan báo chí chính thống đăng tải đầy đủ thông tin về quá trình phá án của CQĐT, lời khai nhận của hung thủ và được kiểm duyệt một cách chặt chẽ tránh tình trạng gây hoang mang dư luận, thì trên các trang mạng xã hội đặc biết là Facebook cũng xuất hiện tràn lan thông tin về vụ việc này mà không phải thông qua bất cứ một sự kiểm duyệt nào.

Đó là những quan điểm cá nhân mang tính cực đoan, suy diễn thiếu căn cứ gây nhiễu thông tin. Hay đó là những trò đùa tai hại khi các cá thể tự tạo một tài khoản Facebook mang tên và hình ảnh kẻ sát nhân như: Lê Văn Luyện, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến rồi gửi lời mời kết bạn tới nhiều người.

Thậm chí có những kẻ còn tưởng tượng ra cuộc đối thoại ngắn của một đôi yêu nhau để góp phần tạo nên những tiếng cười “xấu xí”, “cười vô nhân tính” trên chính nỗi đau của đồng loại: “Cô gái: Anh yêu. Em rất đau khổ khi phải nói lời chia tay. Bố mẹ không đồng ý. Em rất yêu anh…Nhưng chẳng qua cũng phận nghèo thôi anh ạ. Chàng trai: Thôi đành phải chấp nhận em ạ. Chúng mình có duyên nhưng không có phận. Dạo này bố mẹ em có hay đọc báo không. Hôm trước xảy ra vụ thảm sát ở Bình Phước dã man quá. Cô gái: Anh yêu. Bố mẹ đồng ý cho chúng mình yêu nhau rồi. Tối anh đến nhà em ăn cơm nhé. Anh nhớ đi tay không, đừng mang theo…dao”.

Mô tả ảnh.
Những trò đùa tai hại trên không phải xuất hiện lần đầu sau vụ thảm sát  tại Bình Phước.

Điều đáng báo động ở đây là phản ứng của một bộ phận không ít người trước những trò đùa nhảm nhí. Họ cười một cách “xấu xí”, họ hồn nhiên kể cho nhau về trò đùa trên với giọng điệu đầy hào hứng như thể vừa phát hiện ra một điều gì mới mẻ, lớn lao…

Hiện tượng này không phải lần đầu xuất hiện. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ sau vụ thảm án mang tên Lê Văn Luyện tại tiệm vàng Ngọc Bích (thuộc địa phận xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) xảy ra vào ngày 24/8/2011, trên các mạng xã hội xuất hiện dày đặc ảnh chế mang yếu tối gây cười về tên sát nhân máu lạnh này.

Vụ thảm sát ở Bình Phước, bên cạnh những đau thương, mất mát của gia đình nạn nhân lẫn hung thủ, là những tiếng cười “xấu xí”, “vô nhân tính” của một bộ phận không ít người.

Cười như thế nào, cười ở đâu, cười trước sự việc, hiện tượng gì cũng cần có văn hóa. Nhưng đáng buồn thay, những tiếng cười không đáng có, nếu không muốn nói là “cười xấu xí”, “cười vô nhân tính”, cười trên chính nỗi đau của đồng loại xuất hiện ngày càng nhiều.

Ngày nay, khi mạng xã hội trở thành một trong những kênh thông tin khổng lồ được nhiều người lựa chọn, thì bên cạnh những ý nghĩa tốt đẹp như: Kết nối bạn bè, trao đổi công việc…vv xuất hiện ngày càng nhiều mảng tối tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường.

Rất nhiều người khi lan truyền những trò đùa ấy họ chỉ nhắm tới một mục đích là tạo yếu tố hài hước, gây tiếng cười cho bạn bè. Nhưng họ không hoặc chưa thể nhận thức được rằng chính những việc làm trong vô thức ấy vô hình chung tạo nên những suy nghĩ lệch lạc, về lâu về dài sẽ làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp mà xã hội đang cố xây dựng và vươn tới.

Ví dụ điển hình về vụ thảm sát ở Bình Phước, bên cạnh việc các cơ quan báo chí chính thống đăng tải đầy đủ thông tin về quá trình phá án của CQĐT, lời khai nhận của hung thủ và được kiểm duyệt một cách chặt chẽ tránh tình trạng gây hoang mang dư luận, thì trên các trang mạng xã hội đặc biết là Facebook cũng xuất hiện tràn lan thông tin về vụ việc này mà không phải thông qua bất cứ một sự kiểm duyệt nào.

Đó là những quan điểm cá nhân mang tính cực đoan, suy diễn thiếu căn cứ gây nhiễu thông tin. Hay đó là những trò đùa tai hại khi các cá thể tự tạo một tài khoản Facebook mang tên và hình ảnh kẻ sát nhân như: Lê Văn Luyện, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến rồi gửi lời mời kết bạn tới nhiều người.

Thậm chí có những kẻ còn tưởng tượng ra cuộc đối thoại ngắn của một đôi yêu nhau để góp phần tạo nên những tiếng cười “xấu xí”, “cười vô nhân tính” trên chính nỗi đau của đồng loại: “Cô gái: Anh yêu. Em rất đau khổ khi phải nói lời chia tay. Bố mẹ không đồng ý. Em rất yêu anh…Nhưng chẳng qua cũng phận nghèo thôi anh ạ. Chàng trai: Thôi đành phải chấp nhận em ạ. Chúng mình có duyên nhưng không có phận. Dạo này bố mẹ em có hay đọc báo không. Hôm trước xảy ra vụ thảm sát ở Bình Phước dã man quá. Cô gái: Anh yêu. Bố mẹ đồng ý cho chúng mình yêu nhau rồi. Tối anh đến nhà em ăn cơm nhé. Anh nhớ đi tay không, đừng mang theo…dao”.

Điều đáng báo động ở đây là phản ứng của một bộ phận không ít người trước những trò đùa nhảm nhí. Họ cười một cách “xấu xí”, họ hồn nhiên kể cho nhau về trò đùa trên với giọng điệu đầy hào hứng như thể vừa phát hiện ra một điều gì mới mẻ, lớn lao…

Hiện tượng này không phải lần đầu xuất hiện. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ sau vụ thảm án mang tên Lê Văn Luyện tại tiệm vàng Ngọc Bích (thuộc địa phận xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) xảy ra vào ngày 24/8/2011, trên các mạng xã hội xuất hiện dày đặc ảnh chế mang yếu tối gây cười về tên sát nhân máu lạnh này.

Ví dụ: hình ảnh Luyện xuất hiện trong game đào vàng phiên bản 2011. Hay xuất hiện trong lời hát chế: “vì đam mê giàu sang Luyện xách dao đi cướp tiệm vàng”. Thậm chí Luyện còn trở thành hình tượng để các thanh niên mới lớn, hư hỏng, sớm thiếu sự giáo dục của gia đình học theo. Đó là câu chuyện về một nhóm thanh niên đều sinh năm 1997 tại xã Điện Nam Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam tự nhận là “đàn em của Lê Văn Luyện” thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật một cách trắng trợn.

Mô tả ảnh.
Một nhóm thanh niên mới lớn  tự nhận là "đàn em Lê Văn Luyện" để đi cướp bóc.

Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần có những chế tài để xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi trên, để góp phần triệt tiêu những tiếng cười “vô nhân tính”, tiếng cười trên nỗi đau của đồng loại.

Sự bình thản đáng sợ của nghi can vụ giết 6 người
Mê phim xã hội đen, nghi can Nguyễn Hải Dương lên kế hoạch tội ác từ nhiều tháng và khi thực hiện quyết giết cùng, giết tận.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Bảo Trâm