Những tín hiệu quen thuộc báo tết đang về

12:45, Chủ nhật 26/01/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Những tín hiệu quen thuộc đang báo một mùa xuân mới lại về. Ngày Tết cổ truyền đã bình dị đi vào lòng người bằng những hình ảnh nhỏ bé, nhưng chỉ cần nhắc đến thôi thì ai cũng thấy rạo rực vì biết Tết đang đến, xuân đang về.

Dù cho xã hội đang dần chuyển mình theo hướng hiện đại, văn minh hơn thì vẫn không ai có thể bỏ qua những điều không thể thiếu sau đây – những tín hiệu được ví như “cánh chim” báo Tết.

Khi xã hội bây giờ đang dần chuyển mình theo hướng hiện đại hơn, văn minh hơn thì vẫn không ai có thể bỏ qua những điều không thể thiếu sau đây – những tín hiệu được ví như “cánh chim” báo Tết:

1. Quảng cáo Tết

Cứ mỗi tối sum vầy bên mâm cơm lại nghe tivi quảng cáo. Không khí tết về vwosi những hình ảnh quảng cáo đậm hương vị Tết với sắc đỏ của hoa đào, sắc vàng của hoa mai là chủ đạo; đi kèm với đó là những câu chuyện ý nghĩa; hay những lời chúc tốt lành cùng những bài hát tươi vui. Tất cả cũng đã góp phần mang không khí Tết náo nức đến với mọi nhà.

2. Lá dong và bánh chưng xanh

Không biết từ bao giờ bánh chưng ngày tết đã đi vào truyền thống văn hóa của người Việt. Tết cổ truyền không thể thiếu được bánh chưng xanh. Cứ nhắc đến Tết, người ta lại nhớ ngay đến hình ảnh chiếc bánh chưng xanh gói ngay ngắn trong chiếc lá dong, buộc lạt được kính cẩn đặt lên bàn thờ tổ tiên. 

Bánh chưng phải làm từ gạo nếp dẻo trắng ngần cùng nhân đỗ xanh, thịt mỡ béo ngậy. Cái vị Tết đến từ những ngày mọi người cùng nhau rửa lá, chẻ lạt, ngâm đỗ…, cho đến những đêm quây quần bên bếp lửa để trông nồi bánh chưng trong cái lạnh se sắt của mùa đông.

3. Đào phai, mai vàng

Gần tết phố hường đầy những người bán hàng rong tỏa khắp nơi với cành đao phai rực rỡ. Tết đến sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến hai loài hoa đặc trưng nhất của ngày Tết cổ truyền là hoa đào và hoa mai. Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào lớn để trang trí trong nhà. Còn miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai để trưng bày trong những ngày Tết. Sắc đào đỏ thắm hay mai vàng như nắng đã gọi Tết về trên khắp mọi nơi.

Ngoài hai loại hoa trên, hầu như nhà nào cũng có thêm một vài lọ hoa tươi để thờ cúng và trang trí trong phòng khách. Thêm vào đó là những cây cảnh được tỉa dáng rất đẹp được bày biện như quất, bưởi,…

4. Món ăn đặc trưng ngày tết

Hành kiệu muối, gà luộc, thịt nấu đông, giò lụa, bò kho, canh bóng, canh măng… là những món ăn mà chỉ nhắc đến thôi là ai cũng nhớ ngay đến Tết. Dù ngày thường đây không phải là những món đồ xa lạ nhưng cái chất Tết vẫn luôn gắn liền với chúng, điều đó khiến chúng trở thành những món ăn không thể thiếu trên mâm cơm năm mới.

5. Trang hoàng nhà cửa

trang trí tết

Để chào đón năm mới, mọi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, và trang hoàng lại căn nhà của mình cho thật đẹp. Có nhiều gia đình sơn mới hay sửa chữa lại nhà, cửa. Các đồ dùng như bàn, ghế để tiếp khách, tủ thờ, tủ trong phòng khách đều được lau chùi cho sạch bụi như một cách để tạm biệt những điều không may mắn trong năm cũ và hi vọng một năm mới tốt đẹp hơn.

6. Bài hát Happy New Year

Mặc dù là một bài hát của nước ngoài nhưng dường như ít có người Việt Nam nào lại không biết đến giai điệu của nó, nhất là các bạn trẻ. Mỗi khi bài hát này vang lên người ta lại nhớ đến giây phút giao thừa giữa năm cũ và năm mới, khi những ngày cuối năm khép lại và 365 ngày mới đang tới với những khởi đầu mới tràn đầy hi vọng.

7. Câu đối đỏ - ông đồ già

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào và treo trên những vị trí trang trọng trong nhà.

Xin chữ là một trong những hoạt động tâm linh đầu năm để cầu xin những điềm tốt, việc lành trong tín ngưỡng của người dân. Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin.

Cuộc sống dù đã hiện đại hơn, bây giờ, không phải nhà nào cũng treo câu đối hay dễ dàng bắt gặp những thầy đồ cho chữ, nhưng “câu đối đỏ - ông đồ già” vẫn là những hình ảnh gợi nhắc chúng ta về những nét văn hóa đáng trân trọng của Tết cổ truyền.

8. Lì xì

Tập tục lì xì cho trẻ con hay biếu tặng lì xì cho người lớn tuổi vẫn luôn là một nét đẹp văn hóa trong những ngày Tết ở nước ta. Những phong bao lì xì đỏ rực hầu như chỉ những ngày này mới có cũng là một phần không thể thiếu trong cái hồn Tết Việt.

9. Chợ Tết

Ai đó đã nói “muốn thấy Tết thì phải ra đường” và chợ Tết chính là điều đóng vai trò chủ đạo nhất trong không khí của những ngày cuối năm. Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày khi bày bán những món hàng mà quanh năm không thấy bán, người đi chợ cũng đông đúc và nhộn nhịp hơn.

Việc mua sắm chuẩn bị cho mấy ngày Tết không chỉ là mua “để có cái ăn” mà đây dường như đã là thói quen, chính điều đó đã làm dậy lên cái bầu không khí lễ hội náo nức, tươi vui của ngày giáp Tết. Nhìn mọi người cùng nhau hối hả sắm sửa rất nhiều thức ăn, kẹo bánh, vật dụng,… ai cũng biết là Tết đang về.

Có những thứ dường như đã ăn sâu và trở thành nếp sống không thể đánh mất của chúng ta mỗi dịp đón năm mới để chỉ nhắc đến thôi là đã đủ thấy Tết đang về. Tết Nguyên Đán đã, đang và sẽ mãi giữ được những nét đẹp vốn có, để dù mọi thứ có đổi thay thì văn hóa cổ truyền vẫn luôn là một điều bất biến.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự