Nhiều khi chúng ta không muốn từ bỏ công việc mà mình đang làm, vì nhiều lý do: cả chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, đôi khi có những vấn đề xảy đến và chúng ta không thể tránh khỏi, bắt buộc ta phải có quyết định không mong đợi là từ bỏ công việc của mình.
Vậy đâu là lúc để tiến hành việc này?
Ảnh minh họa. |
Mối quan hệ của bạn với cấp trên ngày càng xấu đi, thậm chí không thể hàn gắn.
Dù bạn đã rất nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc cải thiện những điều bản thân còn thiếu sót với hy vọng “gương vỡ lại lành”. Nhưng vết nứt vẫn còn đó, chỉ cần một tác động nhẹ, chiếc gương ấy sẽ tan vỡ trong chốc lát. Dù bạn có cố gắng như thế nào, dù lí do gì, thì mối quan hệ đó vẫn không thể tốt đẹp hoàn toàn.
Bạn đã không còn là người quan trọng với công ty. Đúng hơn, sếp của bạn đang ngày càng “cắt giảm” vai trò của bạn trong công ty. Lý do của việc này có thể là từ bạn, hoặc có thể không phải nhưng điều rõ nhất là họ coi như không có bạn, đặt biệt là trong những cuộc họp quan trọng của công ty mà trước đây vốn là “đất diễn” của bạn.
Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất bạn đừng nên làm hay có những lời nói không hay nào cho đến khi có thể nói chuyện trực tiếp với sếp của mình. Nếu họ (sếp của bạn) im lặng hoặc có ý muốn bạn nên ra đi và tình hình không có gì cải thiện sau đó thì đây chính là lúc thích hợp để bạn tìm đến một cơ hội khác tốt hơn cho mình.
Bạn có quá nhiều điều tiếng không tốt trong công ty.
Bạn lỡ phạm sai lầm trong công việc, từng thiếu trách nhiệm trong công việc, nghỉ quá nhiều ngày…. Dù bạn có ý thức chỉnh đốn lại bản thân hay không, thì điều tiếng vẫn sẽ là điều tiếng, bạn nên cân nhắc tìm một môi trường mới cho sự khởi đầu mới.
Đường lối của doanh nghiệp không hợp với bạn.
Đường lối này có thể kể đến là mục tiêu, mục đích kinh doanh, cách vận hành công ty hay ngay cả văn hóa của công ty không phù hợp với bạn. Chẳng hạn như bạn muốn mặc đồ tự do đi làm thay vì phải mặc đồ công sở với cravat như hiện tại; công ty của bạn thực hiện khảo sát sự hài lòng của nhân viên và bạn nghĩ thật tốn thời gian… Dù gì đi chăng nữa, việc thiếu tương ứng với văn hóa doanh nghiệp, đường lối công ty sẽ ảnh hưởng đến thái độ của bạn với công ty và công việc.
Bạn cảm thấy đạo đức kinh doanh của công ty có vấn đề.
Các nhà quản lý nói dối với khách hàng về chất lượng của sản phẩm hoặc ngày giao sản phẩm. Bạn nhận ra công ty đang ăn cắp thông tin từ các đối thủ cạnh tranh. Điều tốt nhất nên làm là đừng ở trong một công ty nếu bạn không đồng tình với việc công ty đang làm
Đời sống cá nhân của bạn thay đổi.
Chẳng hạn như việc kết hôn, hoặc có con, và mức lương và phúc lợi bạn nhận được ở công ty hiện tại không còn có thể hỗ trợ cho cuộc sống của bạn như trước. Bạn mong muốn tìm các cơ hội việc làm tốt hơn để hỗ trợ tốt hơn cho sự thay đổi trong cuộc sống cá nhân này.
Công việc đang làm ngày càng khiến cho bạn mệt mỏi đến phát ốm
Những căng thẳng của công việc làm cho bạn bị mệt mỏi: bạn bị chứng nhứt đầu, đau lưng, thậm chí là mất ngủ… hành hạ. Nếu như chính công việc là nguyên nhân khiến cho bạn có những vấn đề trên thì dù cho chúng có đem đến mức lương cao ngất đi nữa, bạn cũng nên đặt sức khỏe của mình lên hàng đầu.
Bạn đã giỏi hơn
Có thể, khi bắt đầu công việc này bạn chỉ là một người tập sự, nhưng giờ đây bạn đã là một chuyên gia của lĩnh vực này – thậm chí hơn cả những yêu cầu mà công việc hiện tại đang đòi hỏi. Và, nếu như bạn cảm thấy không thể phí phạm năng lực, kiến thức, chuyên môn của mình cho công việc hiện tại thì cũng nên nghĩ đến việc tìm một công việc ở nơi khác – để bạn có thể vận dụng năng lực của mình một cách tốt nhất.
Bạn nhận được một đề nghị hấp dẫn ở một công ty khác
Bạn đang bị “mắc kẹt” ở nơi làm việc hiện tại với một mức lương hầu như không thay đổi so với lúc mới bước chân vào nơi đây, và hy vọng được tăng lương của bạn đang ngày càng trở nên… tuyệt vọng dù năng lực của mình ngày càng nâng cao. Trong trường hợp này, nếu nhận được lời mời ở một công ty khác với một công việc phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của bạn và có một mức lương hấp dẫn thì bạn cũng nên xem xét việc này một cách thật nghiêm túc.
VstarSchool đuổi học sinh: ‘Bạn’ cà vạt thật là… ‘xấu’ Cà vạt à, “mày” “xấu tính” thật đấy, chỉ vì “mày” mà em học sinh không một hình thức kỷ luật, chưa từng nhận cảnh cáo bị đuổi học. |
Tâm thư của một con lợn Những người chăn nuôi hãy nhớ một điều rằng cứu chúng tôi cũng chính là cứu con người. |