Ngoài ra, liên quan đến dư nợ của Falcon, PVFC cũng đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để “túm” thêm các tài sản hình thành qua dự án cảng Phú Hữu tại Đồng Nai." />

Nợ Vinashin, Vinalines: Tín dụng ’túm’ từng đồng, DN không chịu đòi

16:12, Thứ hai 01/04/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Ngoài ra, liên quan đến dư nợ của Falcon, PVFC cũng đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để “túm” thêm các tài sản hình thành qua dự án cảng Phú Hữu tại Đồng Nai.

(Đời sống) - Liên quan đến khối nợ hàng chục nghìn tỷ đồng của Vinashin tại 19 tổ chức tín dụng, một lãnh đạo Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí nói rằng chỉ “túm” thêm được bạc cắc, song “nó cho thấy chúng tôi đã và đang nỗ lực để xử lý, dù là nhỏ nhất”. 

[links()]
Việc xử lý vẫn là ẩn số
 
Hai năm trước, khi khoản nợ khổng lồ của Vinashin nổi lên là một rủi ro lớn, các tổ chức tín dụng vào cuộc thu hồi, tìm cách giành lấy những gì có thể để bổ sung tài sản đảm bảo.
 
Tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC), đầu tháng 3 vừa qua, khoản dư nợ khoảng 2.800 tỷ đồng tại Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thu hút sự chú ý của công chúng khi được đề cập đến trong đề án hợp nhất với Western Bank. Đây cũng là tổ chức duy nhất cập nhật chi tiết tình trạng khoản vay trong thời gian qua.
Cho đến nay việc xử lý nợ của Vinashin vẫn là ẩn số
Cho đến nay việc xử lý nợ của Vinashin vẫn là ẩn số
 
Trả lời VnEconomy, một lãnh đạo của tổng công ty này khẳng định việc tham gia để chuyển đổi 30% dư nợ thành trái phiếu là một khả năng. Tuy nhiên hiện còn một số vấn đề khúc mắc phải từng bước xử lý.
PVFC cũng là tổ chức tín dụng duy nhất đến thời điểm này cập nhật tình hình xử lý dư nợ của Vinashin và Vinalines. Và thông tin công bố cuối tuần qua hé mở thêm những chấm nhỏ về sự thay đổi, bên cạnh kế hoạch trích lập dự phòng giãn từng bước trong vòng 5 năm tới.
 
Cụ thể, trong năm vừa qua, PVFC đã tiếp nhận thêm tài sản đảm bảo là... hai xe ôtô, liên quan đến khoản vay của Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon - thuộc Vinalines). Khoản dư nợ tới 735 tỷ đồng, tài sản đảm bảo hiện có là chiếc tàu biển theo định giá từ 5 năm trước là 186,4 tỷ đồng.
Nay thêm được hai chiếc ôtô, không rõ trị giá bao nhiêu và chỉ là chấm rất rất nhỏ so với giá trị dư nợ.
 
Chỉ “túm” thêm được bạc cắc, song một lãnh đạo tổng công ty nói rằng, “nó cho thấy chúng tôi đã và đang nỗ lực để xử lý, dù là nhỏ nhất”.
 
Ngoài ra, liên quan đến dư nợ của Falcon, PVFC cũng đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để “túm” thêm các tài sản hình thành qua dự án cảng Phú Hữu tại Đồng Nai. Khoản bổ sung cho tài sản đảm bảo này là đáng kể, song việc đầu tư, vận hành dự án đó còn là một thử thách. 
 
Điều đó cũng tương tự như kế hoạch bảo dưỡng, tạo đầu ra cho những chiếc tàu biển thế chấp trở lại hoạt động để có thể tạo nguồn thu, khi ngành vận tải biển đang gặp khó khăn lớn.
 
Có một điểm đáng chú ý, một lãnh đạo PVFC cho biết đang phối hợp với các đầu mối trong ngành dầu khí để “trừ” luôn một số khoản phải thu của Vinashin. Theo tìm hiểu của VnEconomy, quy mô thu hồi có thể đến vài trăm tỷ đồng và “chỉ còn là thời gian nữa thôi”.
 
PVFC có lợi thế cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), có “anh em” trong ngành đang tạo nguồn thu cho Vinashin để có thể chớp các cơ hội thu hồi nợ. Còn hàng chục tổ chức tín dụng khác thì sao, với quy mô dư nợ lớn hơn nữa thì sao, thời gian qua có tiến triển gì không?
Cho đến nay, việc xử lý nợ của tập đoàn tầm cỡ một thời vẫn là ẩn số.
 
6 doanh nghiệp không chịu ’đòi’ 1.000 tỷ từ vụ Vinashin
 
Theo thông tin tại cuộc họp liên ngành nhằm bàn phương án thi hành án vụ Vinashin diễn ra vào ngày 21/3 tại trụ sở Bộ Tư pháp cho biết, bản án phúc thẩm của Tòa án Nhân dân Tối cao đối với 8 bị cáo trong vụ án "cố ý làm trái gây thiệt hại" tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã có hiệu lực từ tháng 9/2012, nhưng đến nay việc thi hành án nhằm thu hồi tài sản Nhà nước trong vụ án vẫn chưa được thực hiện.
 
Cho đến nay, có hơn 1.000 tỷ đồng của 6 doanh nghiệp cần phải thu hồi từ Vinashin và 5/6 doanh nghiệp này là doanh nghiệp Nhà nước... nhưng tất cả đều chưa làm đơn yêu cầu thi hành án.
 
Theo Luật Thi hành án dân sự, thì trong vòng 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực, bên được thi hành án vẫn có quyền yêu cầu thi hành án. Nhưng nếu 5 doanh nghiệp Nhà nước không yêu cầu thi hành án, đồng nghĩa với việc các bên được thi hành án từ bỏ quyền đòi tài sản của mình trong vụ án. Như vậy một phần tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp này có nguy cơ bị vứt bỏ trong vụ Vinashin.
 
PV. (Tổng hợp từ VnEconomy)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc