1.
Ngày trước, tôi vô tình xem được một đoạn video. Những thước phim ghi lại hình ảnh 1 bé gái da đen 4 tuổi, đang chăm chú nhìn hình ảnh phản chiếu của mình trên máy quay rồi bật khóc nói: "Con thật xấu xí!"
Biểu cảm thất vọng của cô bé khiến nhiều người vô cùng xót xa, thế nên đã thay nhau nhắn nhủ những câu an ủi dưới video. Trong đó có một bình luận:
“Một đứa trẻ 4 tuổi sao có thể phân biệt được xấu hay đẹp. Hẳn có ai đó đã nói gì đó với cô bé.
Về phương diện bạo lực ngôn ngữ, liệu ai trong số chúng ta đã từng trải qua những việc này hay chưa:
Ngoại hình không đẹp, luôn bị bạn bè chế giễu, trêu chọc. Từ nhỏ đã tự ti, không bao giờ chủ động giao tiếp với người khác.
Khi bạn đăng ảnh lên mạng xã hội, bị bình luận là “xấu”, “mập”, “khó coi”… bèn vội vã xóa đi. Từ đó, không đăng tải thêm bất kỳ một bức ảnh nào nữa".
Lời nói quả thực có sức sát thương không hề nhỏ, có thể tác động sâu sắc đến một người. Nhiều người nghĩ, chị buộc miệng thốt ra vài câu là vô hại. Nhưng không hề biết rằng, lời nói có thể trở thành một mũi dao sắc, đâm vào trái tim đối phương một vết thương vĩnh viễn không thể lành.
Vốn dĩ, muốn thay đổi cuộc đời một người, chỉ cần một câu nói là đủ. Lời đẹp, có thể cứu sống một người. Ngược lại, nói không lựa lời có thể hại người, thậm chí hại mình.
5 việc cấm kỵ người thông minh không bao giờ nói:
- Người bệnh: Nói năng uể oải, tinh thần nhu nhược, không thể làm được việc gì nên hồn, thiếu ý chí cầu tiến.
- Người oán hận: Luôn phàn nàn, lòng tích tụ nhiều năng lượng tiêu cực, gặp chuyện thiếu chủ kiến, không thể tìm ra hướng giải quyết, bi quan tiêu cực.
- Người lo lắng: Đa sầu đa cảm, luôn bồn chồn bất an, tự đắm chìm trong thế giới bản thân, khiến người khác hụt hẫng.
- Người tức giận: Cảm xúc mất kiểm soát, hỷ nộ thái quá, ngôn từ quá khích, dễ gây ra hậu quả đáng tiếc.
- Người hoan hỷ: Đắc ý vênh váo, ăn nói không lựa lời, huênh hoang khoác lác.