Bị nổi gân xanh là tình trạng rất thường gặp ở nhiều người, nhất là những ai có thân hình gầy gò hoặc nước da trắng thì rất dễ thấy. Khi những gân xanh này xuất hiện, nhiều người thường không quan tâm bởi không thấy nó có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cảnh báo rằng, hãy thận trọng khi thấy xuất hiện gân xanh trên người vì đó có thể là dấu hiệu báo bệnh, nổi ở đâu là có bệnh ở đó!
Sự thật, mọi người thường gọi đó là dây chằng hay gân liên kết xương nhưng đều không phải. Những đường xanh nổi trên da chính là tĩnh mạch của cơ thể. Các tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa luồng máu kém dưỡng khí về tim, khi bị cản trở do áp lực tăng cao, những đường tĩnh mạch này sẽ xuất hiện trạng thái phản ứng nổi lên trên bề mặt cơ thể, cong giãn, gấp khúc và biến sắc…
Gân xanh xuất hiện trên cổ tay
Đây là bộ phận thường xuất hiện gân xanh nhiều, tuy nhiên nếu bạn gặp phải tình trạng này rất có thể bạn đã mắc bệnh xơ cứng động mạch vành. Đối với căn bệnh này, nếu chủ quan bỏ qua mà không điều trị sớm thì còn dẫn đến các bệnh về tim mạch về sau nữa đấy.
Gân xanh trên ngón tay
Tình trạng này hiếm gặp nhưng không hẳn là không có. Ở một số người sẽ thấy xuất hiện gân xanh này, có thể là trên mu ngón tay, cũng có thể là ở bên trái hoặc bên phải dọc ngón tay. Đây cũng là tình trạng không nên lơ là đâu nhé, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa, dạ dày. Phát hiện và điều trị kịp lúc thì tình trạng này sẽ dần mất đi.
Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
Nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ của bạn ngay nhé!
Bạn càng sớm tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng đó thì càng yên tâm rằng bạn đang được điều trị đúng hướng.
- Bàng quang và ung thư thận: Bạn có thể thấy máu trong nước tiểu, bị đau rát hoặc đi tiểu quá nhiều. Các tình trạng khác có thể xảy ra do các triệu chứng này đưa đến bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ.
- Ung thư vú: Khối u hoặc khối u dày, ngứa, tấy đỏ hoặc đau nhức ở vùng núm vú mà không do thai nghén, cho con bú hoặc do kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải tất cả khối u đều là ung thư.
- Ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung và ung thư tử cung: Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, dịch tiết bất thường, kinh nguyệt nhiều và không đều. Những triệu chứng này cũng có thể tạo ra do bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
- Ung thư đại tràng: chảy máu trực tràng, máu xuất hiện trong phân hoặc thay đổi các thói quen tiêu hóa hàng ngày như tiêu chảy dai dẳng và táo bón là những dấu hiệu cảnh báo cần được thăm khám kịp thời.
Những triệu chứng này cũng có thể là kết quả của bệnh viêm ruột (IBD).
- Ung thư thanh quản: giọng nói ho, khàn tiếng dai dẳng có thể là những dấu hiệu bạn gặp phải. Tuy nhiên, thay đổi giọng cũng có thể do polyp hoặc hypothyroidism gây ra.
- Bệnh bạch cầu: Đau nhức, mệt mỏi, sụt cân, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, chảy máu cam, đau xương hoặc khớp, dễ bầm tím trên da là những dấu hiệu cảnh báo có thể có của bệnh bạch cầu.