Bé đi ngoài phân có mùi chua biểu hiện bệnh gì, phải làm sao?

( PHUNUTODAY ) - Bé đi ngoài phân có mùi chua là hiện tượng được nhiều bố mẹ đặt câu hỏi: biểu hiện của bệnh gì và có làm sao không. Để giúp giải tỏa nỗi lo của các bậc phụ huynh, hãy đọc bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bé đi ngoài phân có mùi chua

Tùy từng trường hợp, nguyên nhân gây nên hiện tượng phân có mùi chua ở trẻ sơ sinh sẽ khác nhau:

- Có thể do lượng đường trong đồ ăn, nước uống hay sữa của trẻ không được tiêu hóa hết dẫn đến đường ruột bị kích thích.

- Với những trẻ bắt đầu giai đoạn ăn dặm, có thể bạn cho bé ăn quá nhiều tinh bột hoặc lượng tinh bột này chưa đủ chín ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Theo các bác sĩ, trẻ đi ngoài 3 lần/ngày trong khi trọng lượng vẫn tăng bình thường thì không đáng lo ngại. Nếu phân của trẻ lỏng, chua, có thể sử dụng đến men tiêu hóa với liều lượng được chỉ định và không được dùng quá lâu trong trường hợp bé mắc phải chứng tiêu chảy cấp hay tiêu chảy kéo dài ngày. Bên cạnh đó có thể cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, cẩn thận khi chọn thực phẩm để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé.

11
Có thể do lượng đường trong thức ăn khiến phân bé có mùi chua

Trong trường hợp bé bị tiêu chảy hơn 3 lần/ngày, phân có mùi chua thối, có bọt sủi, nghĩa là bé đã rơi vào tình trạng nặng, lúc này cần đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, chẩn bệnh và hướng dẫn cách chữa trị cho bé.

Bé đi ngoài phân có mùi chua phải làm sao?

- Khi trẻ bị phân sống, có mùi thối, chua, phân màu vàng và không đóng khuôn, dừng ngay tất cả các món sữa chuanước cam lại. Tiếp đến cho bé sử dụng men tiêu hóa, khi sử dụng thuốc dạng viên nhộng thì rút bỏ vỏ lấy ruột, pha với nước mới cho trẻ uống. Trường hợp bé có biểu hiện bị sốt nên đưa đi khám bác sĩ.

- Nếu mẹ không muốn sử dụng thuốc tây, mẹ có thể mua cà rốt, rửa sạch luộc lên cho chín và ép lấy nước cho bé uống thay thế nước lọc. Nên cho bé uống nguyên chất mà không pha thêm đường hay sữa vì rất có thể bé đi ngoài bất thường là do lượng đường chưa tiêu hóa được gây nên. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của bé cần hạn chế dầu mỡ, chất béo, tinh bột và tốt nhất hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn. Ngoài ra cần xem xét đến vấn đề an toàn vệ sinh trong thực phẩm, trong những món đồ bé tiếp xúc hàng ngày nữa nhé.

- Về bản thân người mẹ, nếu như cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà phân trẻ sơ sinh có mùi chua thì nên hạn chế ăn nhiều tinh bột và đường vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các biểu hiện trên.

Ngoài ra, nếu trẻ uống sữa ngoài thì mẹ cũng nên đổi loại sữa cho trẻ vì có thể loại sữa ấy có nhiều chất mà trẻ chưa đến tuổi hấp thụ sẽ làm cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến việc bị tiêu chảy và mùi phân bị chua.

22
Nên đưa trẻ đi khám nếu tình trạng kéo dài

Khi mẹ ăn uống kiêng cữ mà trẻ vẫn bị tiêu chảy thì là do sữa bị lạnh dẫn đến trẻ bú bị lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy vì thế mẹ cần lưu ý làm nóng bầu sữa trước khi cho trẻ uống để trẻ không bị lạnh bụng.

Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa thể hấp thu được hết tất cả các dưỡng chất có trong thức ăn và đồ uống mà bé tiếp nạp nên việc bé bị đi ngoài là chuyện khá bình thường. Ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể tự xử lý bằng việc cho con uống men tiêu hóa, cân bằng lại khẩu phần ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn tất cả những gì mà bé tiếp xúc. Ở mức độ nặng, bé nên được đưa đến bệnh viện để có biện pháp xử lý phù hợp.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn