(Phunutoday) – Câu chuyện về cách nuôi con trong “ống nghiệm” sai phương pháp của không ít các bà mẹ thời hiện đại tưởng là chuyện riêng tuy nhiên khi tìm hiểu sâu về vấn đề này thì đây lại là việc cần phải đặt lên bàn để các bà mẹ trẻ hiểu một cách đúng đắn nhất về phương pháp mình đang chăm sóc và nuôi con có phù hợp với tâm sinh lý của trẻ hay chưa.
[links()]
Trao đổi với TS. Tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý về những trường hợp nuôi con trong “ống nghiệm” thường gặp như: Sợ con ăn bị nhiễm bẩn nên nguyên liệu để chế biến thức ăn phải tuyệt đối sạch, nhiều bà mẹ đã phải đặt hàng ngoại nhập, hàng siêu thị... để được đảm bảo chất lượng tốt nhất, con đi chuyển tới đâu thì thức ăn, nước uống và đồ dùng, đồ chơi phải mang theo sát. Con chạy ra ngoài trời mẹ sợ con bị cảm nắng, sợ lạnh quá, sợ môi trường độc hại nên nhiều đứa trẻ trở thành “gà công nghiệp” được nuôi trong môi trường “ống nghiệm” của cha, mẹ... TS. Tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý cho biêt: Đó là những bà mẹ thiếu kiến thức hiểu biết chăm sóc, nuôi dạy con. Việc lo sợ và bảo bọc thái quá không tốt cho con trẻ một tí nào cả. Trẻ phải được sống một môi trường thật sự tự nhiên, và cha mẹ là người giám sát và giúp đỡ con để con phát triển.
Hãy để trẻ được thích nghi với môi trường tự nhiên |
Nếu cứ bảo bọc quá thì trẻ chẳng khác gì những chú gà công nghiệp, thức ăn có sẵn, sạch sẽ tuyệt đối kiểu vô trùng thì trẻ khó thích ứng với xã hội, với môi trường. Trẻ phải được phát triển tự nhiên tự đấu tranh để sinh tồn và phát triển mới hình thành trong cơ thể những hệ miễn dịch về mặt tâm sinh lý và về mặt xã hội. Nếu nuôi theo kiểu gà công nghiệp thì khi thả con ra ngoài xã hội sẽ dễ bị vấp ngã. Việc chăm sóc con cẩn thận sẽ giúp con được sạch sẽ, khỏe mạnh tuy nhiên sạch sẽ đến mức vô trùng mọi thứ thì sẽ vô tình làm mất đi khả năng phát triển hệ miễn dịch, sức đề kháng kém đi.
Lấy ví dụ: Cùng đi trong đoàn công tác với tôi trên Cao Bằng cả đoàn nghỉ ăn trưa tại một quán ăn địa phương thì những người Việt mình không ai bị sao riêng anh bạn người Thụy Điển ăn thức ăn đó bị đau bụng. Hay như việc người Việt mình uống nước mía để giải khát thì không sao nhưng mấy anh Tây thì bị đau bụng. Đấy là ví dụ về sự thích nghi môi trường. Tất nhiên mình không khuyến khích ăn uống bẩn, mất vệ sinh nhưng khi sống trong một một trường mà điều kiện nước mình chưa đảm bảo thì mình cũng phải tạo điều kiện để con mình được thích nghi với môi trường sống.
Việc mà sính hàng ngoại, thì về chất lượng nhiều thứ tốt nhưng không phải đảm bảo được tuyệt đối bởi những loại thực phẩm như rau củ quả, thức ăn nhập ngoại, thực phẩm tươi sống nhiều loại không thể tốt bằng hàng trong nước bởi trong thời gian vận chuyển đã mất 5, 6 tháng rồi thậm chí có loại hàng hóa nhập mất 1 năm. Nhiều khi thực phẩm mua về đã gần hết date rồi, với chất lượng như vậy thì chắc chắn sẽ không thể bằng của nước mình.
Việc che chắn bảo bọc quá của một số bà mẹ thời hiện đại, tự mình hù dọa mình và ép buộc con phải tuân thủ theo phương pháp nuôi dạy của mình vô hình chung đã đánh mất đi khả năng phát triển tự nhiên, tự lập của trẻ. Mất đi hệ miễn dịch tự nhiên quý báu đối với trẻ. Trẻ con phải được va đập với cuộc sống mới tự tìm được hướng phát triển và sinh tồn.
Trường hợp một cặp vợ chồng người Việt du học và lập nghiệp tại Nga, họ sinh con và nuôi dạy ở đó. Khí hậu của Nga lạnh nên cặp vợ chồng này luôn ôm ấp con sợ con bị nhiễm lạnh. Ông thầy người Nga thì khuyên rằng nếu cứ ôm con, ủ con như vậy thì đứa trẻ sẽ chẳng bao giờ thích nghi được với cuộc sống ở xứ lạnh này. Hàng ngày vợ chồng anh nên đưa bé ra khoảng giữa của căn nhà thông với ánh nắng và khí hậu ngoài trời để cho bé sưởi nắng và thích nghi với thời tiết, thích nghi với môi trường.
Việc những đứa trẻ người dân tộc vùng cao Simagecai (Lào Cai) được mẹ địu theo mẹ lên nương làm việc, chúng nằm lăn lóc ở vệ đường quần áo mỏng manh dưới nhiệt độ rét buốt 9- 10 độ C mà chúng vẫn khỏe mạnh không ốm đau. Trong khi ở Hà Nội trời rét đến 12 độ là các bậc cha mẹ không dám chở con đi học bằng xe máy mà thuê taxi để đưa con đến trường. Quần áo, giầy mũ bọc kín người. Những đứa trẻ miền núi đó được thích nghi với môi trường sống như vậy ngay từ lúc còn nhỏ nên tự cơ thể chúng có thể chịu đựng được dưới nhiệt độ khắc nghiệt như vậy, nhưng nếu là những em bé thành phố mà để chạy ra ngoài ở thời tiết như vậy chắc chắn sẽ nhiễm những bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phổi, viêm phế quản...
Người nước ngoài nuôi con thì hoàn toàn để cho con được trực tiếp thích nghi với sự di chuyển với môi trường xung quanh. Họ đi đâu cũng cho con đi theo hoặc là địu hoặc và cho ngồi xe đẩy... khi đứa trẻ biết đi họ để trẻ tự đi chứ không bế bồng ôm ấp nhiều như người Việt mình. Đấy là việc khuyến khích và phát huy cái Tâm vận động của trẻ.
Có Tâm vận động thì trẻ mới phát triển được trí tuệ, tâm lý thì trẻ mới thông minh. Thông qua tâm vận động để phát triển trí tuệ và tâm sinh lý phong phú. Sự bảo bọc quá của một số bà mẹ đã làm thụt lùi khả năng tự vận động của trẻ. Bởi lứa tuổi trẻ này là lứa tuổi phát triển tâm vận động. Nếu việc gì mẹ cũng làm thay cho con thì tâm vật động của đứa trẻ đó sẽ trì trệ và không phát triển được, trẻ sẽ chậm tư duy, chậm ngôn ngữ, mất tự tin, năng động...
Các bà mẹ ôm con đi khám bệnh thường than rằng “sao mẹ chăm con cẩn thận thế mà con vẫn cứ ốm” so sánh với những đứa trẻ sống ở nước ngoài thì chúng lại được chăm hoàn toàn đối ngược với trẻ em Việt, ngay từ nhỏ chúng đã ngủ tách mẹ, được tiếp xúc với môi trường sớm, được chạy nhảy và vận động một cách tự nhiên...
Những đứa trẻ được cha mẹ bao bọc quá chẳng khác gì cây cớm nắng, cây lớn nhanh nhưng khi gặp mưa bão sâu bọ thì dễ hỏng. Những đứa trẻ ở phương Tây được ví như cây mọc trong rừng không được cha mẹ chăm sóc mà phải tự lớn lên, thân cứng cáp, nhưng lớn chậm, có điều khi đã lớn thì rất khó bị mưa bão sâu bọ làm hỏng.
Cách dạy, cách chăm sóc con của một số bà mẹ ngày nay do không được học, đã không có kiến thức, thiếu hiểu biết đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của con. Đôi khi là cứ học của người này rồi áp dụng với con, chộp giựt mỗi chỗ một tí dẫn đến việc nuôi, dạy con sai phương pháp làm cho đứa trẻ không thể phát triển đầy đủ về tâm sinh lý.
Đối với những đứa trẻ bị bọc trong ống nghiệm này dẫn đến các nguy cơ trẻ mất tự tin, co mình khi tiếp xúc với người khác. Mất tính độc lập, trẻ sẽ nhút nhát dụt dè. Nhiều trẻ em Việt mình khi được người lạ hỏi hay phỏng vấn chúng ngơ ngác, nhìn người lớn xem trả lời như thế có đúng không. Ngược lại với con tây thì chúng tự tin và tranh luận với quan điểm của mình.
Trẻ em của mình thiếu đi tính tự tin, tự lập và tính kỷ luật cũng không có bởi bố mẹ, ông bà luôn luôn phục vụ trẻ ngay từ lúc nhỏ, ôm ấp bế bồng, cơm ăn thì có người đút tận miệng... làm cho đứa trẻ hình thành tính ỷ lại, hạn chế sự phát triển tư duy sáng tạo.
Nhiều người thương con quá, thương con thì không ai nên án được nhưng việc dạy con thiếu khoa học, thiếu hiểu biết và áp đặt đã gây nhiều nhiễu đoạn tâm lý của trẻ vàm làm cho đứa trẻ mất tự tin, tự lập, tính kỷ luật kém.
Chăm sóc con quá lại tạo cho con có tính ích kỷ, mọi người phải phụ vụ mình, luôn coi bản thân là trung tâm, là số 1 không chịu chia sẻ với mọi người với cộng đồng, không có lòng nhân ái yêu thương mọi người.
Để trẻ được phát triển bình thường và thích nghi được với xã hội, các bậc cha mẹ nên để cho con được phát triển tự nhiên, được tiếp xúc với xã hội, được tự do học hỏi, được phát triển đúng với tâm sinh lý lứa tuổi, được vận động hình thành năng lực cố gắng để có thể làm việc và vượt qua mọi sự tác động của môi trường sống hiện tại và tương lai. Và cha mẹ không được làm mọi việc thay con, khi con ở lứa tuổi nào thì nên để cho con được tham gia làm việc trước hết là phục vụ cá nhân các con như biết tự xúc ăn, tự lấy ghế ngồi, tự thay quần áo, tự biết cảm ơn, xin lỗi...Tạo năng lực cố gắng và tính kỷ luật cho con. Một điều quan trọng nữa là nếu muốn con sau này lớn lên biết thương yêu cha mẹ, là chỗ dựa tinh thần cho mình sau này thì phải thay đổi cách chăm sóc và giáo dục con. Nếu các mẹ chưa hiểu đúng về cách dạy con thì nên tham gia các lớp học, đọc tài liệu về các phương pháp giáo dục con tích cực, về dinh dưỡng, về tâm lý để có phương pháp nuôi dạy con phù hợp.
Trao đổi với Bác sĩ TS. Quách Thúy Minh – Trưởng Khoa tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương về việc nuôi con trong sự bao bọc đến vô trùng của một số bà mẹ hiện đại này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ, bác sĩ Minh nói: Việc chăm sóc con cẩn thận cũng là một việc làm tốt để con được sạch sẽ khỏe mạnh, thế nhưng nếu quá sạch và quản chặt con theo cách của các mẹ như vậy vô tình đã làm giảm đi hệ miễn dịch của trẻ. Sạch sẽ đến mức vô trùng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ.
Nhiều trẻ đến đây khám chúng tôi phải cho uống men tiêu hóa, chính là những vi khuẩn đường ruột mà trong cuộc sống chúng ta vô tình đã tiêu diệt hết nó. Việc quá sạch sẽ còn làm cho con dễ bị ốm, cơ thể không tự san sinh ra các kháng thể tăng cường sức đề kháng vì vậy mà khi thay đổi thời tiết, bùng phát dịch bệnh là đứa trẻ sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
Việc chăm con kỹ và ít cho con va chạm tiếp xúc với môi trường xã hội còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ. Không được tiếp xúc sớm đứa trẻ sẽ kém thích nghi, hay co mình, thu mình lại và thường sợ hãi không dám làm theo ý mình, nhút nhát không làm được việc. Sự phát triển về thể lực và trí tuệ cũng kém đi. Trẻ mà không được vận động phát triển tự nhiên theo hoạt động lứa tuổi thì sự hoạt bát không có, chậm cả về tư duy ngôn ngữ, ngôn ngữ không phong phú. Không có sự phán đoán chính xác, ứng xử linh hoạt đứa trẻ dẽ bị lôi kéo và nhiễm những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội. Khi lớn lên chỉ số cảm xúc kém phát triển thì chưa chắc đứa trẻ đó sẽ thành đạt trong cuộc sống.
Ngoài ra, ảnh hưởng từ việc nuôi con kiểu “gà ấp trứng”, quá bảo bọc đó còn làm cho trẻ chậm nói, chậm phát triên tâm vận động, sợ đi học, sợ giao tiếp, và dễ rơi vào hội chứng gây đau cơ thể.
Một số bà mẹ hay lo âu, nuông chiều, bao bọc con quá mức, làm thay con mọi việc. Những bà mẹ này lúc nào cũng sợ con gặp nguy hiểm, một số người còn không dám cho con đến nhà trẻ vì sợ con bị lây bệnh, không được chăm sóc chu đáo... Họ cố gắng làm mọi cách để bảo vệ con, dành toàn bộ thời gian của mình để ở bên chăm sóc con và tưởng như thế là tốt cho trẻ.
Trường hợp bé Nhín, cứ sáng ra là bé kêu đau bụng, đau đầu, thậm chí lăn ra nhà, nôn mửa khiến chị Nhung lo lắng vô cùng, sợ con bị bệnh gì nên cho bé đi khám. Tuy nhiên, các kết quả siêu âm, xét nghiệm, khám lâm sàng đều cho thấy bé không có bệnh tật gì. Mãi tới khi làm test tâm lý, chị mới biết con mình mắc hội chứng bám mẹ.
Thực tế, trẻ dưới một tuổi rất cần được mẹ bế bồng, nựng nịu chăm sóc để tạo cảm giác an toàn, tình cảm gắn bó. Nhưng từ 6 đến 8 tháng, bé đã bắt đầu biết phân biệt người lạ, quen thì mẹ cũng cần phải tách dần để con quen dần với môi trường xung quanh, và độc lập, trưởng thành hơn.
Những trẻ bám mẹ sẽ nhút nhát, hay sợ hãi, lệ thuộc, cảm thấy mẹ là nhất, khó thích nghi với môi trường mới và hòa đồng với những người xung quanh. Nếu không được điều chỉnh cách giáo dục, những trẻ này sẽ lớn lên sẽ là những người kém tự lập, khó hòa nhập, thậm chí ảnh hưởng đến cả cuộc sống hôn nhân sau này.
Bác sĩ Minh đưa ra lời khuyên với các bà mẹ hãy để con được tiếp xúc với môi trường tự nhiên, tiếp xúc với môi trường xung quanh để trẻ được phát triển Tâm vận động, phát triển hệ miễn dịch và hệ vi khuẩn có lợi cân bằng cho cơ thể, và để con được tiếp xúc với bạn bè, với môi trường xung quanh để con biết yêu thien nhiên, biết khám phá và phát triển sự nhận biết, tiếp nhận thông tin... mới phát triển đầy đủ cả về thể lực và trí tuệ.
Việc chăm con kỹ và ít cho con va chạm tiếp xúc với môi trường xã hội còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ. Không được tiếp xúc sớm đứa trẻ sẽ kém thích nghi, hay co mình, thu mình lại và thường sợ hãi không dám làm theo ý mình, nhút nhát không làm được việc. Sự phát triển về thể lực và trí tuệ cũng kém đi. Trẻ mà không được vận động phát triển tự nhiên theo hoạt động lứa tuổi thì sự hoạt bát không có, chậm cả về tư duy ngôn ngữ, ngôn ngữ không phong phú. Không có sự phán đoán chính xác, ứng xử linh hoạt đứa trẻ dẽ bị lôi kéo và nhiễm những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội. Khi lớn lên chỉ số cảm xúc kém phát triển thì chưa chắc đứa trẻ đó sẽ thành đạt trong cuộc sống.
Ngoài ra, ảnh hưởng từ việc nuôi con kiểu “gà ấp trứng”, quá bảo bọc đó còn làm cho trẻ chậm nói, chậm phát triên tâm vận động, sợ đi học, sợ giao tiếp, và dễ rơi vào hội chứng gây đau cơ thể.
Một số bà mẹ hay lo âu, nuông chiều, bao bọc con quá mức, làm thay con mọi việc. Những bà mẹ này lúc nào cũng sợ con gặp nguy hiểm, một số người còn không dám cho con đến nhà trẻ vì sợ con bị lây bệnh, không được chăm sóc chu đáo... Họ cố gắng làm mọi cách để bảo vệ con, dành toàn bộ thời gian của mình để ở bên chăm sóc con và tưởng như thế là tốt cho trẻ.
Trường hợp bé Nhín, cứ sáng ra là bé kêu đau bụng, đau đầu, thậm chí lăn ra nhà, nôn mửa khiến chị Nhung lo lắng vô cùng, sợ con bị bệnh gì nên cho bé đi khám. Tuy nhiên, các kết quả siêu âm, xét nghiệm, khám lâm sàng đều cho thấy bé không có bệnh tật gì. Mãi tới khi làm test tâm lý, chị mới biết con mình mắc hội chứng bám mẹ.
Thực tế, trẻ dưới một tuổi rất cần được mẹ bế bồng, nựng nịu chăm sóc để tạo cảm giác an toàn, tình cảm gắn bó. Nhưng từ 6 đến 8 tháng, bé đã bắt đầu biết phân biệt người lạ, quen thì mẹ cũng cần phải tách dần để con quen dần với môi trường xung quanh, và độc lập, trưởng thành hơn.
Những trẻ bám mẹ sẽ nhút nhát, hay sợ hãi, lệ thuộc, cảm thấy mẹ là nhất, khó thích nghi với môi trường mới và hòa đồng với những người xung quanh. Nếu không được điều chỉnh cách giáo dục, những trẻ này sẽ lớn lên sẽ là những người kém tự lập, khó hòa nhập, thậm chí ảnh hưởng đến cả cuộc sống hôn nhân sau này.
Bác sĩ Minh đưa ra lời khuyên với các bà mẹ hãy để con được tiếp xúc với môi trường tự nhiên, tiếp xúc với môi trường xung quanh để trẻ được phát triển Tâm vận động, phát triển hệ miễn dịch và hệ vi khuẩn có lợi cân bằng cho cơ thể, và để con được tiếp xúc với bạn bè, với môi trường xung quanh để con biết yêu thien nhiên, biết khám phá và phát triển sự nhận biết, tiếp nhận thông tin... mới phát triển đầy đủ cả về thể lực và trí tuệ.
- Linh Ngân