Oái oăm đàn ông Việt mong giảm "yếu" vớ phải hàng giả

( PHUNUTODAY ) - Chưa biết thực hư tác dụng của những dược liệu quý cải thiện sức khỏe đàn ông đến đâu nhưng người Việt hiện nay đang phải đối mặt với hàng loạt mặt hàng tăng cường bản lĩnh đàn ông giá hàng tỷ đồng mà là hàng giả.

Chưa biết thực hư tác dụng của những dược liệu quý cải thiện sức khỏe đàn ông đến đâu nhưng người Việt hiện nay đang phải đối mặt với hàng loạt mặt hàng tăng cường bản lĩnh đàn ông giá hàng tỷ đồng mà là hàng giả.
[links()]

70% sừng tê giác ở Việt Nam là giả

Với ý nghĩ sừng tê giác có tác dụng làm tăng cường sinh lực, nhiều đàn ông Việt sẵn sàng chi hàng tỷ đồng để sở hữu được dược phẩm quý hiếm này. Tuy nhiên, theo Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, cơ quan chuyên giám định mẫu vật thì 70% mẫu vật sừng tê giác ở Việt Nam là giả.

Từ đầu năm 2012, phía Nam Phi cấm người Việt Nam săn bắn tê giác hợp pháp. Theo bà Bomo Edna Molewa, Bộ trưởng Môi trường và nguồn nước Nam Phi cho biết, năm 2009 có 85 giấy phép săn tê giác được cấp cho người Việt Nam, 2010 có 91 giấy phép, 2011 lên đến 140 giấy phép; năm 2012 chỉ có 8 giấy phép được cấp.

70% số sừng tê giác ở Việt Nam là giả
70% số sừng tê giác ở Việt Nam là giả

Tuy không được phép săn bắn nhưng lượng sừng tê giác nhập khẩu về Việt Nam đang gia tăng, năm 2009 là 14 sừng, 2010 là 16 sừng, 2011 là 32 và 8 tháng đầu năm 2012 là 36 chiếc.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều người buôn bán sừng tê giác trái phép. Tới nay, có 20 người Việt bị bắt giữ, 11 người đang bị giam giữ, 4 người bị kết án 7-12 năm tù tại Nam Phi. Đặc biệt, vụ việc cán bộ đại sứ quán bị bắt tại sân bay Mozambic vì vận chuyển trái phép tê giác; năm 2008, một cán bộ ngoại giao bị ghi hình khi đang mua sừng tê giác ngay trước cửa đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi càng làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong công tác bảo tồn loài tê giác.

Tuy nhiên, đại diện Bộ NNPTNT cho rằng, Việt Nam không phải là địa bàn tiêu thụ chính mà chỉ là nơi trung chuyển sang Trung Quốc. “Thị trường sử dụng sử dụng sừng tê giác chủ yếu là Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng là nước bị mang tiếng” – báo cáo của CITES Việt Nam nêu.

CITES Việt Nam cũng cho rằng, chỉ một bộ phận rất nhỏ ở Việt Nam sử dụng sừng tê giác để mài uống theo phương thức thủ công nên sức tiêu thụ không lớn; trong khi đó, Trung Quốc đang có công nghệ bào chế thuốc từ sừng tê giác.

Về tác dụng với sức khỏe sinh lý nam giới chưa có kết luận khoa học nào chứng minh sừng tê giác giúp cường dương nhưng trước mắt người Việt đang phải gặp phải nguy cơ "sức mạnh đàn ông" thì chưa thấy đâu mà còn mang bệnh vào người vì chưa biết thực hư sừng tê giác được làm giả thực chất là cái gì?

Pín bò lên đời thành pín hải cẩu, pín bò biển

Với mong muốn cái thiện "bản lĩnh", nhiều đàn ông Việt không những đang mất tiền oan với những công dụng ảo của hàng loạt dược liệu quý mà còn phải dùng mặt hàng thực chất chỉ là hàng giả.

Đến Thị trấn An Thới -Phúc Quốc, Kiên Giang; có nhiều điểm buôn bán pín hình thù đầy gai góc, dễ dàng thu hút du khách. Theo người bán hàng đó là pín hải cẩu, rất hiếm giúp cường dương cho đàn ông.

Pín hải cẩu dỏm được bán tràn lan.
Pín hải cẩu dởm được bán tràn lan.

Tuy nhiên, cùng một loại nhưng ở mỗi cửa hàng lại có tên khác nhau, người thì giới thiệu là pín hải cẩu, người thì gọi là pín bò biển rất hiếm. Theo ông S., chủ một hộ bán hải sản lâu đời, ngán ngẩm: “Pín hải cẩu, bò biển gì đâu chú em ơi, toàn bán buôn lừa đảo du khách. Pín đó là pín con bò, chỉ vài chục ngàn đồng một cái chứ bao nhiêu. Họ “lên đời” thành pín hải cẩu, bò biển rồi bán vài trăm ngàn đồng. Du khách mua trả giá cỡ nào cũng bị dính”.

Thực chất hải cẩu không sinh sống ở các vùng biển VN. Họa hoằn lắm ngư dân VN mới bắt được vài con hải cẩu từ vùng biển nước khác lạc đến. Năm 2008, Viện Hải dương học tiếp nhận một con hải cẩu nặng 5 kg do ngư dân Quảng Ngãi đánh lưới bắt được trên biển.

Trước đó, Viện này tiếp nhận 3 con hải cẩu do ngư dân bắt được. Số hải cẩu trên được xác định là hải cẩu Phoca Larga sống ở vùng biển Nhật Bản, bị nước biển cuốn trôi đến hải phận VN...

Hoặc món cháo pín (dương vật) hổ được ca tụng như một món ăn giúp cải thiện sinh lực đàn ông. "Của quý" của nhỏ bé tẹo, nhưng cái giá của nó sẽ khiến nhiều người sốc: 5.000 USD cho một "cái". Vì cái giá trên trời như vậy mà nhiều kẻ bất lương đã làm giả pín cọp để lừa những người thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết.

Theo quan niệm của nhiều người chỉ có pín của
Theo quan niệm của nhiều người chỉ có pín của "nàng tiên cá" mới sánh được với pín hổ

Ngoài ra, theo quan niệm của những người sùng bái "pín" thú vật, chỉ có pín của "nàng tiên cá" mới sánh được với pín hổ. Nàng tiên cá là biệt danh của dugong, một loài thú có vú sống ở vùng biển miền Nam Việt Nam. Vì số lượng dugong trên thực tế còn rất ít nên phải đến 99.99% lượng pín dugong được rao bán trên thị trường thực chất là pín bò "cải trang".

Như vậy, chưa biết thực hư tác dụng của những dược liệu quý thật đến đâu nhưng người muốn cải thiện sinh lực hiện giờ đang đối mặt với nguy cơ cao về hàng giả.

  • Vũ Hằng (Tổng hợp)
     
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn