Ốm nghén nặng khi mang thai ẩn chứa nhiều bệnh tật

( PHUNUTODAY ) - Nhiều chị em cứ nghĩ rằng, mang thai ốm nghén nặng là lẽ đương nhiên. Và có nhiều chị em còn nghĩ, dựa vào tình trạng ốm nghén nặng có thể đoán biết được giới tính của thai nhi trong bụng.

Nhiều chị em cứ nghĩ rằng, mang thai ốm nghén nặng là lẽ đương nhiên. Và có nhiều chị em còn nghĩ, dựa vào tình trạng ốm nghén nặng có thể đoán biết được giới tính của thai nhi trong bụng. Song điều này là hoàn toàn sai lầm nhé!

[links()]

Chào các mẹ bầu!
 
Nhiều chị em cứ nghĩ rằng, mang thai mà bị ốm nghén nặng là lẽ đương nhiên. Và có nhiều chị em còn nghĩ, dựa vào tình trạng ốm nghén nặng có thể đoán biết được giới tính của thai nhi trong bụng. Song điều này là hoàn toàn sai lầm nhé!
 
Là một người phụ nữ đã từng làm mẹ và đã từng trải qua những cơn buồn nôn và nôn cũng như nghén ngẩm nặng trong toàn bộ thai kỳ, mình cũng biết ốm nghén là tình trạng rất phổ biến trong những tuần đầu của thai kỳ. Nó thường không nguy hại cho sức khỏe của em bé và thường tự động biến mất vào giữa tuần 12 và 14 của thai kỳ.
 
Trước, mình cũng nghén dữ dội lắm và rất nghiêm trọng. Trong khi mẹ đẻ và mẹ chồng mình đều một mực cho đó là dấu hiệu bình thường thì đi khám bác sĩ, bác sĩ lại bảo mình bị nhiễm trùng đường tiểu nặng.
 
Vì thế, nếu các mẹ bầu có thể gặp những triệu chứng sau khi ốm nghén nặng như mình sau đây thì hãy ghé thăm bác sĩ để được điều trị kịp thời nhé.
 
- Nôn mửa và không thể giữ cho bất kỳ thực phẩm nào đã ăn, bạn sẽ nguy cơ bị mất nước hoặc bị suy dinh dưỡng. 
 
- Nước tiểu đậm màu hoặc không đi tiểu trong hơn 8 giờ.
 
- Không thể giữ được thực phẩm hoặc các chất dịch trong 24 giờ.
 
- Cảm thấy yếu ớt nghiêm trọng, chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng lên.
 
- Gặp những cơn đau bụng 
 
- Sốt cao từ hơn 38 độ trở lên.
 
- Nôn ra máu
 
Khi bị ốm nghén nặng như mình, bạn có thể gặp một số chứng bệnh sau:
 
Ảnh MH
Nhiều chị em cứ nghĩ rằng, mang thai ốm nghén nặng là lẽ đương nhiên. Và có nhiều chị em còn nghĩ, dựa vào tình trạng ốm nghén nặng có thể đoán biết được giới tính của thai nhi trong bụng.
 
1. Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs)
 
Bác sĩ điều trị cho mình nói nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể gây buồn nôn và nôn. 
 
Vì thế, nếu bạn có bất kỳ cơn đau khi đi tiểu bạn có thể bị nhiễm trùng nước tiểu và điều này sẽ cần được điều trị.
 
Lúc này, bạn nên uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu và làm giảm đau. Sau đó, cố gắng liên hệ với bác sĩ trong vòng 24 giờ. 
 
2. Thiếu dinh dưỡng
 
Thiếu vitamin B6 trong chế độ ăn uống được cho là một nguyên nhân có thể trạng ốm nghén. Khi ấy, bạn nên bổ sung chế độ ăn uống có chứa vitamin B6 bao gồm:
 
- Ăn các loại ngũ cốc như bột yến mạch, mầm lúa mì và gạo lứt, cá thu, đậu tương, sữa, khoai tây, đậu phộng, rau, chuối…
 
3. Những yếu tố nguy cơ khác
 
Ngoài những yếu tố trên, một số nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như:
 
- Đã có triệu chứng buồn nôn và nôn trong thai kỳ trước đó.
 
- Thai nhi của bạn là một bé gái.
 
- Gia đình có người thân có tiền sử ốm nghén
 
- Bạn bị say tàu xe.
 
- Có triệu chứng buồn nôn trong khi áp dụng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen
 
- Mang thai đa thai
 
- Mang thai lần đầu
 
  • Vân Anh
TAGS:
Theo: