Ông lão này nghe tin Phật Tổ đang ở trong nhân gian giảng Pháp cho con người, trong lòng lấy làm vui mừng, ngày đêm phát nguyện cần phải gặp Phật Tổ để được nghe Ngài giảng Pháp, vì thế đã chống gậy đi tìm Ngài, đi suốt mười năm trời như thế, mãi cho đến hôm nay mới được như nguyện, đi đến nơi này. Khi ông Lão đang muốn đi tiếp vào trong sân thì bị người gác cửa ngăn lại, cảm thấy không cam lòng, bèn khóc gào với mấy người giữ cửa rằng:
– Ta là một ông lão thật bất hạnh, cuộc sống đã nghèo đói, bần hàn, phải chịu đói khát rét buốt, muốn chết không được, mà sống lại càng khổ. Nghe nói Phật Tổ từ bi, nhân từ, đều đối đãi với chúng sinh như nhau, vạn vật đều được hưởng ân huệ từ bi của Ngài, vì vậy trong tâm ta vui mừng khôn xiết bắt đầu đi khắp nơi tìm Ngài, bất kể ngày đêm không lúc nào ngừng mong ước được gặp Ngài. Trải qua mười năm ta mới đi đến được nơi này, đã đi mất nhiều năm như thế, đi qua không biết bao quãng đường xa xôi gian khổ như thế, chính là vì cầu xin Ngài mở lòng từ bi xóa bỏ khổ nạn này cho ta. Nay ngươi ngăn cản không cho ta được gặp Ngài, như thế không những sẽ giết đi mong ước cuối cùng của ta, mà lại càng làm trái với tấm lòng từ bi của Phật Tổ, làm như vậy mà được sao?
Phật tổ biết được bèn hỏi qua A Nan Tôn Giả rằng:
– Ngươi đã từng thấy qua người nào sống lâu mà lại có tướng mạo uy nghiêm, nhưng vẫn chưa hết tội nghiệp như ông lão này chưa?
A Nan Tôn Giả quỳ xuống, chắp tay trả lời:
– Thưa Thế Tôn, trên đời làm sao mà có thể có người sống lâu, tướng mạo uy nghiêm mà lại chưa dứt tội nghiệp được chứ? Người chưa hết tội nghiệp không có khả năng trường thọ được? Người như thế con chưa từng thấy qua. Người đó hiện tại đang ở nơi nào vậy?
Phật tổ nói: “Người như vậy hiện nay đang bị người giữ cửa ngăn ở bên ngoài, ngươi hãy đi mang người ấy vào đây”.
Căn nguyên của vận mệnh
Phật Tổ từ bi nói: “Vạn sự sinh tử của con người đều là có duyên cớ của nó, nay để ta nói cho ngươi biết vì sao ở kiếp này ngươi lại có quả báo như vậy …
Ở kiếp trước, ngươi là Thái tử của một nước lớn, hiển hách vô cùng, trên có cha mẹ cưng chiều, dưới có thần dân tôn kính. Bản thân ngươi lại có tài nhưng kiêu ngạo. Chính vì điều này mà ngươi không xem ai ra gì, ngông cuồng làm bậy, xúc phạm người khác, thậm chí còn coi đấy là điều để vênh váo đắc ý. Còn chiếm giữ rất nhiều của cải, báu vật làm của riêng, mà không nghĩ rằng những thứ ấy đều là dựa trên mồ hôi nước mắt của người dân; chỉ biết thu thuế của dân làm của riêng cho mình mà chẳng hề cứu tế giúp người, thờ ơ trước cuộc sống bần cùng nghèo khó của dân chúng.
Trong cuốn sách "Thái căn đàm" thời nhà Minh của Trung Quốc có câu: "Làm việc thiện mà chưa nhìn thấy lợi ích của nó cũng giống như tìm quả dưa gang nằm khuất trong đám cỏ tạp".
Câu này có nghĩa là mặc dù làm điều tốt nhưng kết quả tốt chưa xuất hiện thì cũng giống như quả dưa gang lặng lẽ phát triển lẫn trong đám cỏ mà chúng ta không nhìn thấy. Để nhân quả báo ứng thì cần có thời gian.
Khắc sâu điều này trong tâm, chúng ta không được nóng vội, sốt ruột về kết quả mà hãy lặng lẽ hàng ngày làm điều thiện. Sự nỗ lực rồi rồi sẽ được đền đáp.