Petrolimex chiều đại lý, khó thương người tiêu dùng

11:41, Thứ sáu 16/08/2013

( PHUNUTODAY ) - 8 là 114,2 USD/thùng, nhưng trước đó giá xăng chỉ ở mức 112,88 USD/thùng.

(Đời sống) - Kinh doanh xăng dầu đang có lãi, các công ty xăng dầu đã tăng chiết khấu lên cho các cửa hàng bán lẻ lên đến 900 đồng/lít.


Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Ngọc Năm - phó tổng giám đốc Petrolimex - cho biết tính theo mức giá bình quân 10 ngày trở lại đây, kinh doanh xăng đang có lãi vài chục đồng mỗi lít, dầu FO lãi hơn 200 đồng/kg. Riêng với dầu DO và dầu hỏa thì Petrolimex vẫn lỗ 300-600 đồng/lít tùy mặt hàng. Ông Nguyễn Thế Dũng - tổng giám đốc Công ty TNHH và Dịch vụ Đồng Tháp - cho biết giá nhập khẩu xăng bình quân 10 ngày ở khoảng 113 USD/thùng thì doanh nghiệp không bị lỗ.

Tuy nhiên, do giá thế giới nhiều ngày qua đã giảm mạnh nên các doanh nghiệp xăng dầu thực tế lại có lãi nếu nhập hàng về trong những ngày gần đây. Mặc dù trong ngày 13/8 giá xăng A92 tại Singapore là 114,91 USD và ngày 14/8 là 114,2 USD/thùng, nhưng trước đó giá xăng chỉ ở mức 112,88 USD/thùng.

Theo tính toán dựa trên giá nhập khẩu trung bình 10 ngày kể từ ngày 14/8 trở về trước, doanh nghiệp xăng dầu có thể lời được gần 630 đồng/lít với xăng A92, dầu DO lỗ khoảng 20 đồng/lít. Trường hợp tính giá cơ sở 30 ngày tính đến ngày 14/8, xăng A92 lời 90 đồng/lít và dầu DO lỗ 60 đồng/lít. Mặc dù vẫn kêu lỗ, nhưng các đầu mối xăng dầu lại đang đẩy chiết khấu lên cao chót vót.

Ông Nguyễn Văn Tiu, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần xăng dầu Tự lực I, cho biết khi giá xăng dầu thế giới giảm mà trong nước đứng yên thì các đầu mối lại đua nhau đẩy mức chiết khấu, hoa hồng cho đại lý lên. Theo ông Tiu, chiết khấu phổ biến hiện nay là 600-650 đồng/lít tùy mặt hàng. Có vài doanh nghiệp đẩy chiết khấu lên 900 đồng/lít.

Doanh nghiệp xăng dầu chỉ thương được tới cửa hàng
Doanh nghiệp xăng dầu chỉ thương được tới cửa hàng


Theo một số doanh nghiệp, mức chiết khấu thể hiện trên hợp đồng giao hàng chỉ 500-600 đồng/lít, nhưng thực tế đại lý có thể được nhận tới 900-950 đồng/lít. Có những đầu mối lách chiết khấu bằng cách “thưởng” cho thanh toán nhanh, lượng hàng tiêu thụ... Thậm chí, giới kinh doanh xăng dầu còn cho biết mức chiết khấu có thể cao hơn nhưng phần lớn là hàng bán chui. Ông Trần Ngọc Năm cũng thừa nhận thị trường xăng dầu đang bị loạn chiết khấu cho đại lý và tổng đại lý vì lý do cạnh tranh.

Câu chuyện giá xăng dầu luôn khiến người dân phải bức xúc. Theo thống kê, từ đầu năm 2013 đến nay, xăng dầu vẫn luôn “trồi sụp” khiến các DN và người tiêu dùng cảm thấy bất an. Mới chỉ 7 tháng trôi qua, nhưng xăng dầu đã 7 lần được điều chỉnh, trong đó có 4 lần tăng giá và 3 lần giảm giá, cụ thể: Ngày 28/3, giá xăng “bật tăng” kỷ lục với mức tăng 1.430 đồng/lít. Điều này khiến giá xăng bán lẻ trong nước được đẩy lên mức 24.580 đồng/lít. Ngày 9/4, giá xăng hạ nhiệt 500 đồng/lít. Ngày 18/4, giá xăng tiếp tục giảm 410 đồng/lít và lần giảm cuối cùng là ngày 26/4 với mức 310 đồng/lít.

Sau 3 lần giảm liên tiếp, giá xăng đã tăng trở lại, ngày 14/6, giá xăng tăng thêm 426 đồng/lít. Chưa dừng ở đó, chỉ 2 tuần sau (ngày 28/6), giá xăng lại tiếp tục được phép tăng thêm 367 đồng/lít. Và mới đây, ngày 17/7, giá xăng dầu lại được điều chỉnh tăng thêm 468 đồng/lít. Như vậy, nửa đầu năm 2013, giá xăng đã đã tăng 2.691 đồng/lít. Trong khi đó, mức giảm tổng cộng trong 3 lần chỉ là 1.220 đồng/lít. So với cuối năm 2012, giá xăng đang cao hơn 1.4171 đồng/lít.

Trước thông tin về số tiền chiết khấu lên đến ngần 1000 đồng/lít xăng, người dân không khỏi buồn rầu. Người dân đang còng lưng với đủ các loại tiền tăng từ tiền điện, tiền than, tiền gas, rau thịt bất cứ cái gì cũng tăng chỉ có đồng lương ngày càng co lại. Người dân mong chờ giá xăng dầu thế giới giảm để trong nước cũng giảm theo vì theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, xăng dầu thế giới giảm, giới kinh doanh xăng dầu không thể giang rộng tay thương toàn người dân mà giảm giá xăng được. Băn khoăn giữa việc thương một nhóm người hay thương cả toàn dân thì ít người vẫn dễ chấp nhận và có lợi hơn số đông.

Người ta thường nói, một giọt máu đào hơn ao nước lã, chính vì thế doanh nghiệp xăng dầu cũng chỉ thương được đến các cửa hàng, đại lý bán lẻ của mình mà thôi. Lãi được bao nhiêu, công ty xăng dầu chia cho cửa hàng còn người dân cứ đợi đó nhé.

Biết trách ai, trách giá xăng vô tình hay trách người dân quá đông nên doanh nghiệp không thể ôm được hết vào lòng. Nhiều người thường đặt câu hỏi ngành xăng dầu nói chung và các lãnh đạo ngành xăng dầu nói riêng khi nhận những khoản lãi “khủng” có nghĩ đến việc chia sẻ “gánh nặng” về giá cả với người dân. Câu hỏi rất khó nhưng ai cũng có thể trả lời. Doanh nghiệp xăng dầu cũng chỉ là cái túi ba gang, không phải muốn cho bao nhiêu vào cũng được.

  • Trúc Linh (Tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc