Phá Đàn Xã Tắc, Đọi Sơn vẫn mở hội Tịch Điền

07:19, Thứ bảy 27/04/2013

( PHUNUTODAY ) - Cùng mang ý nghĩa khuyến nông, nhưng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn hàng năm có nguyên thủ quốc gia về dự, còn Đàn Xã Tắc thì bị Hà Nội bị xâm hại, phá bỏ để phục vụ giao thông.

Cùng là nơi để người lãnh đạo cao nhất của đất nước thực hiện nghi lễ tế Thần Nông, thần đất, cầu mưa thuận, gió hòa để được mùa màng bội thu, con dân ấm no, hạnh phúc nhưng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (Hà Nam) thì được Chủ tịch nước thường xuyên về dự còn Đàn Xã Tắc (Hà Nội) thì chính quyền tính chuyện xây cầu vượt qua bất chấp khả năng xâm hại di tích.

Năm 2009, Lễ hội Tịch điền được phục dựng lại tại xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam), từ đó tới nay hầu như năm nào các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về dự và tự tay thực hiện luống cày đầu tiên. Ảnh lễ Tịch điền năm 2010, sau lễ dâng hương lên Thần Nông, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong bộ quần áo nâu sồng, thực hiện những đường cày đầu tiên, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Năm 2009, Lễ hội Tịch điền được phục dựng lại tại xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam), từ đó tới nay hầu như năm nào các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về dự và tự tay thực hiện luống cày đầu tiên. Ảnh lễ Tịch điền năm 2010, sau lễ dâng hương lên Thần Nông, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong bộ quần áo nâu sồng, thực hiện những đường cày đầu tiên, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

 

Sau những đường cày, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiến về phía bà con nông dân, vui vẻ bắt tay thăm hỏi, chúc sức khỏe mọi người. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết động viên bà con: “Nước ta có truyền thống trọng nông từ ngàn năm nay. Hiện tại và trong tương lai, nông nghiệp và nông dân vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Thông qua lễ hội Tịch điền này, bà con cần coi trọng hơn nữa sự phát triển của ngành nông nghiệp. Chúc bà con nông dân bước sang năm mới sản xuất thuận lợi, mùa màng bội thu”.
Sau những đường cày, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiến về phía bà con nông dân, vui vẻ bắt tay thăm hỏi, chúc sức khỏe mọi người. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết động viên bà con: “Nước ta có truyền thống trọng nông từ ngàn năm nay. Hiện tại và trong tương lai, nông nghiệp và nông dân vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Thông qua lễ hội Tịch điền này, bà con cần coi trọng hơn nữa sự phát triển của ngành nông nghiệp. Chúc bà con nông dân bước sang năm mới sản xuất thuận lợi, mùa màng bội thu”.

 

Lễ Tịch điền Đọi Sơn năm 2012, lễ hội truyền thống cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng về dự và thực hiện luống cày đầu tiên. “Đây là Lễ hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, ôn lại và giáo dục cho con cháu đời sau về truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, của nông nghiệp Việt Nam, trong đó có truyền thống yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Chủ tịch nước phát biểu tại buổi lễ.
Lễ Tịch điền Đọi Sơn năm 2012, lễ hội truyền thống cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng về dự và thực hiện luống cày đầu tiên. “Đây là Lễ hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, ôn lại và giáo dục cho con cháu đời sau về truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, của nông nghiệp Việt Nam, trong đó có truyền thống yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Chủ tịch nước phát biểu tại buổi lễ.

 

Sau khi tự tay thực hiện những luống cày đầu tiên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gieo những hạt giống đầu tiên cho mùa vụ mới tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn năm 2012. Chủ tịch nước khẳng định, lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là cơ sở vững chắc, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cả nhân loại đang đứng trước những thách thức lớn, vấn đề an ninh lương thực càng phải được chú trọng.
Sau khi tự tay thực hiện những luống cày đầu tiên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gieo những hạt giống đầu tiên cho mùa vụ mới tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn năm 2012. Chủ tịch nước khẳng định, lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là cơ sở vững chắc, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cả nhân loại đang đứng trước những thách thức lớn, vấn đề an ninh lương thực càng phải được chú trọng.

 

Lễ Tịch điền Đọi Sơn năm 2013, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đã về dự. Trong ảnh, Phó Chủ tịch nước cũng lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương dâng hương lên Thần Nông cầu một năm sản xuất thuận lợi, mùa màng bội thu.
Lễ Tịch điền Đọi Sơn năm 2013, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đã về dự. Trong ảnh, Phó Chủ tịch nước cũng lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương dâng hương lên Thần Nông cầu một năm sản xuất thuận lợi, mùa màng bội thu.

 

Lễ Tịch điền được tiến hành đầu tiên dưới thời vua Lê Đại Hành. Khi đó, sau khi đã làm lễ cúng Thần Nông, vua và các quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất thể hiện tinh thần coi trọng lao động, phát triển nông nghiệp, khai mở một năm lao động, cày cấy với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ…
Lễ Tịch điền được tiến hành đầu tiên dưới thời vua Lê Đại Hành. Khi đó, sau khi đã làm lễ cúng Thần Nông, vua và các quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất thể hiện tinh thần coi trọng lao động, phát triển nông nghiệp, khai mở một năm lao động, cày cấy với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ…

 

Tại Hà Nội, Kinh đô nghìn năm văn hiến có Đàn Xã Tắc (quận Đống Đa), sử cũ chép vào năm 1048 vua Lý Thái Tông lập đàn Xã Tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng thuận lợi, bội thu… Đàn Xã Tắc để tế thần Xã (tức thần Đất) và thần Tắc (tức thần Lúa). Cũng mang ý nghĩa giống Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, nhưng Đàn Xã Tắc đang đối mặt nguy cơ bị xâm hại để phục vụ giao thông, khi lãnh đạo Hà Nội đồng ý cho xây dựng cầu vượt qua đây.
Tại Hà Nội, Kinh đô nghìn năm văn hiến có Đàn Xã Tắc (quận Đống Đa), sử cũ chép vào năm 1048 vua Lý Thái Tông lập đàn Xã Tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng thuận lợi, bội thu… Đàn Xã Tắc để tế thần Xã (tức thần Đất) và thần Tắc (tức thần Lúa). Cũng mang ý nghĩa giống Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, nhưng Đàn Xã Tắc đang đối mặt nguy cơ bị xâm hại để phục vụ giao thông, khi lãnh đạo Hà Nội đồng ý cho xây dựng cầu vượt qua đây.

 

Thuở xưa dựng nước tất quý trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền Xã để tế thần Hậu Thổ; dân cần có lúa ăn, nên lập đền Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất Xã Tắc, nên Xã Tắc cũng có nghĩa là quốc gia. Chỉ cần nói thế cũng đủ biết đàn Xã Tắc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia, giống nòi như thế nào. Ảnh các nhà khảo cổ khai quật Đàn Xã Tắc năm 2007.
Thuở xưa dựng nước tất quý trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền Xã để tế thần Hậu Thổ; dân cần có lúa ăn, nên lập đền Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất Xã Tắc, nên Xã Tắc cũng có nghĩa là quốc gia. Chỉ cần nói thế cũng đủ biết đàn Xã Tắc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia, giống nòi như thế nào. Ảnh các nhà khảo cổ khai quật Đàn Xã Tắc năm 2007.

 

Đàn Xã tắc là nơi để tế Thần Đất, Thần Nông cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, dân được ấm no, hạnh phúc. Nhiều nhà sử học ví nó như “bàn thờ quốc gia”, nhưng để phục vụ mục đích giao thông, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định phê duyệt phương án đầu tư cầu vượt qua đây, bất chấp các nhà sử học, nhà nghiên cứu khuyên can, vì nguy cơ xâm hại di tích, và một phần cầu vượt lại đi phía bên di tích Đàn Xã Tắc đã được khai quật. Ảnh các nhà khảo cổ khai quật Đàn Xã Tắc năm 2007.
Đàn Xã tắc là nơi để tế Thần Đất, Thần Nông cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, dân được ấm no, hạnh phúc. Nhiều nhà sử học ví nó như “bàn thờ quốc gia”, nhưng để phục vụ mục đích giao thông, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định phê duyệt phương án đầu tư cầu vượt qua đây, bất chấp các nhà sử học, nhà nghiên cứu khuyên can, vì nguy cơ xâm hại di tích, và một phần cầu vượt lại đi phía bên di tích Đàn Xã Tắc đã được khai quật. Ảnh các nhà khảo cổ khai quật Đàn Xã Tắc năm 2007.

 

Sau khi được phát hiện năm 2007, Di tích khảo cổ Đàn Xã Tắc được xếp hạng cấp quốc gia, nhưng vì nước ta chưa đủ điều kiện kinh tế để phục dựng nên nó được lấp cát lại và trồng cây, cỏ để bảo tồn nguyên trạng. Mới đây Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên còn có công văn đề nghị Hà Nội sớm cho thi công, vì di tích này không có nhiều ý nghĩa, và nó là “tàn dư của chế độ phong kiến thối nát”.
Sau khi được phát hiện năm 2007, Di tích khảo cổ Đàn Xã Tắc được xếp hạng cấp quốc gia, nhưng vì nước ta chưa đủ điều kiện kinh tế để phục dựng nên nó được lấp cát lại và trồng cây, cỏ để bảo tồn nguyên trạng. Mới đây Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên còn có công văn đề nghị Hà Nội sớm cho thi công, vì di tích này không có nhiều ý nghĩa, và nó là “tàn dư của chế độ phong kiến thối nát”.

 

Theo phương án thiết kế cầu vượt qua nút giao Đàn Xã Tắc được UBND TP. Hà Nội chấp thuận, từ trên không, mép cầu vượt sẽ chờm vào khu vực thảm cỏ hiện đặt tảng đá dấu tích của Đàn Xã Tắc là 1,5 m. Ảnh thiết kế cầu vượt qua Đàn Xã Tắc được UBND TP. Hà Nội chấp thuận. Các nhà Sử học cũng cảnh báo, di tích Đàn Xã Tắc bao gồm một vùng rộng lớn, phần đã phát lộ chỉ là vị trí trung tâm, trong khi chưa được khai quật hết, thì việc xây dựng cầu vượt qua đây sẽ phá đi những giá trị chưa được phát hiện. Và việc cầu vượt đi phía trên đầu di tích là không nên.
Theo phương án thiết kế cầu vượt qua nút giao Đàn Xã Tắc được UBND TP. Hà Nội chấp thuận, từ trên không, mép cầu vượt sẽ chờm vào khu vực thảm cỏ hiện đặt tảng đá dấu tích của Đàn Xã Tắc là 1,5 m. Ảnh thiết kế cầu vượt qua Đàn Xã Tắc được UBND TP. Hà Nội chấp thuận. Các nhà Sử học cũng cảnh báo, di tích Đàn Xã Tắc bao gồm một vùng rộng lớn, phần đã phát lộ chỉ là vị trí trung tâm, trong khi chưa được khai quật hết, thì việc xây dựng cầu vượt qua đây sẽ phá đi những giá trị chưa được phát hiện. Và việc cầu vượt đi phía trên đầu di tích là không nên.

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc