Ngủ sau 12 giờ đêm, cơ thể bị tàn phá kinh hoàng, số 3 khiến ai cũng phải giật mình

( PHUNUTODAY ) - Theo các chuyên gia về sức khỏe, việc thức khuya sau 12 giờ đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm. Nếu chúng ta không sớm nhận thức được điều này thì việc ngủ “bù” bao nhiêu cũng không còn ý nghĩa.

Ngủ sau 12 giờ đêm, cơ thể bị tàn phá như thế nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, chuyên về lão khoa và gia đình (Viện Lão khoa Việt Nam) thì giấc ngủ say vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người.

Empty

Với phụ nữ, giấc ngủ không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn đóng vai trò quan trọng đối với làn da,sắc đẹp và vóc dáng.

Một người phụ nữ thường xuyên mất ngủ, hoặc thường xuyên đi ngủ muộn sẽ không bao giờ có được làn da đẹp, họ sẽ già nhanh hơn và sở hữu làn da xấu tệ. Ngoài ra, họ còn dễ gặp phải những căn bệnh đáng sợ sau

Gây tổn thương gan

Khoảng thời gian từ 11h đêm đến 3h sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc, bài tiết độc tố.

Nếu trong giai đoạn này cơ thể không ở trong trạng thái ngủ sâu giấc thì gan sẽ không đủ điều kiện tốt để làm việc, gây ra sự thiếu hụt lượng máu trong gan, từ đó làm tổn thương các tế bào, khó hồi phục và sửa chữa những tế bào hỏng.

Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng nhất trong cơ thể. Nếu gan bị tổn thương, ngay lập tức sức khỏe tổng thể sẽ bị đe dọa, ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác.

Nguy cơ gây bệnh dạ dày

Nhân tế bào biểu mô dạ dày trung bình cứ khoảng 2-3 ngày lại lặp lại một lần cập nhật, tái thiết mô. Hoạt động này thường diễn ra vào ban đêm.

Empty

Nếu bạn cứ thức sau 12 giờ, quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày sẽ bị đình trệ, làm lưu lại thức ăn quá lâu trong dạ dày, thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày bất thường, từ đó gây kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét và các triệu chứng khác.

Gia tăng nguy cơ ung thư

Nhiều yếu tố miễn dịch trong cơ thể được hình thành trong giấc ngủ, khi chúng ta thức suốt đêm dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi, thiếu năng lượng, cảm lạnh, dị ứng phát sinh bất ngờ.

Hệ thống miễn dịch là rào cản tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư, khi giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu đã khẳng định, thức đêm sau 12 giờ sẽ thúc đẩy khả năng gây ra ung thư vú, ung thư ruột kết và các bệnh lây nhiễm.

Lượng đường trong máu cao

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy các vấn đề về sức khỏe như lượng đường trong máu cao có liên quan tới những người có thói quen thức khuya. Dù nghiên cứu chỉ tập trung vào một số nhỏ đối tượng tham gia nhưng kết quả cho thấy rằng những phụ nữ có thói quen thức khuya thường có tỷ lệ lượng đường trong máu cao hơn.

Tăng đường huyết thường liên quan tới các trạng thái sức khỏe khác, từ những vấn đề tạm thời như mệt mỏi, đau đầu tới những tình trạng sức khỏe khác nghiêm trọng hơn như bệnh tim mạch và tổn thương thận.

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh

Thức khuya có lẽ là điều thường thấy với những ai có thói quen học đêm hay lang thang trên mạng. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy thức khuya khiến bạn ăn nhiều hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Kết quả của nghiên cứu này cho hay chúng ta bắt đầu thèm đồ ăn khó tiêu hơn và các loại thức ăn chứa chất béo có hại hơn khi thức quá giờ đi ngủ. Điều này có thể dẫn đến sức khỏe kém và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Bệnh tim

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn duy trì lịch trình có một giấc ngủ đều đặn mỗi ngày trong tuần và chỉ thức khuya vào cuối tuần? Khoa học đã chứng minh rằng bạn vẫn có thể đang làm tổn hại sức khỏe của mình dù chỉ thức khuya vào cuối tuần. Những nhà nghiên cứu gọi mô hình giấc ngủ này là hiện tượng "lệch múi giờ xã hội" và những tác động liên quan tới bệnh tim. Thực chất các chuyên gia biết, cứ mỗi lần bạn thay đổi thói quen giấc ngủ của mình, tỷ lệ mắc bệnh tim của bạn tăng lên đến 11%.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn