Phạm phải 3 điều "cấm kỵ" này trong giao tiếp, dẫu có tốt cũng bị bạn bè xa lánh

15:46, Thứ ba 08/01/2019

( PHUNUTODAY ) - Bạn có đang mắc phải 3 lỗi sai trầm trọng này trong giao tiếp?

1. Tùy ý bình luận về cuộc sống của người khác

Nhóm bạn cấp 3 của tôi chơi với nhau khá tâm đầu ý hợp. Sau khi tốt nghiệp hơn một năm, chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau. Nhưng từ khi Phương Anh kết hôn, những người còn lại trong nhóm dần dần lánh xa cô ấy.

Chỉ bởi vì sau khi có gia đình, Phương Anh thường dùng cái cớ “Vì tớ muốn tốt cho cậu”, hay “Tớ cũng mong cậu hạnh phúc” để không ngừng thúc giục người khác sớm tìm đối tượng kết hôn như mình.

Ví như Mai Thảo tốt nghiệp thạc sỹ, cô đã lên kế hoạch đi du lịch sau khi tốt nghiệp. Nhưng khi cô đăng ảnh chuyến đi lên phòng chat của bạn bè, thì Phương Anh nhắn lại rằng: “Đi một mình có gì vui đâu? Cậu nên mau chóng tìm cho mình một anh chàng đi”.

Ví như, trong khi mọi người nói chuyện, có người kể rằng công việc của mình đang gặp khó khăn nên cô ấy rất áp lực. Phương Anh ngay lập tức tiếp lời: “Cậu cần tìm một anh chồng nuôi cậu, kết hôn rồi áp lực sẽ không lớn như vậy nữa”.

9-chu-nguoi-xua-day-phai-nho-ky-trong-cuoc-doi phunutoday_vn

Còn có rất nhiều lời bình luận như: “Bạn bè chúng mình biết bao nhiêu người đã ổn định gia đình, sinh con rồi, thế mà cậu cứ đủng đà đủng đỉnh. Lớn tuổi rồi khó lấy chồng lắm đấy”,  v.v và v.v…

Theo quan điểm của Phương Anh, dường như chỉ có lập gia đình thì cuộc sống cá nhân mới có ý nghĩa. Trong khi mọi người nỗ lực làm việc, học tập, hoạch định cho mình những mục tiêu này khác thì cô ấy không thể hiểu họ đang nghĩ gì.

Dần dà chúng tôi có chuyện gì cũng ít nói với Phương Anh, và còn bảo nhau nói chuyện với cô ấy càng ít càng tốt. Vậy nên, từ những người bạn thân thiết có thể tâm sự mọi chuyện trên trời dưới biển, chúng tôi nay lại hờ hững như những người bạn qua đường.

Có rất nhiều người dường như đã trở thành thói quen, họ thích áp đặt những quan niệm và định nghĩa về hạnh phúc của mình lên người khác. Nếu trái với quan niệm của mình thì họ cho rằng người ấy không hạnh phúc.

Nhưng mỗi người lại có định nghĩa của riêng mình về cách sống. Có thể bạn sẽ không sao hiểu được cảm giác hạnh phúc của người khác. Có những điều bạn coi là hạnh phúc thì đối với họ mà nói lại chẳng đáng giá một xu.

2. Chủ nghĩa tiêu cực, oán thán như vũ bão

Người theo chủ nghĩa tiêu cực là người thế nào?

Nếu bạn nói rằng thời tiết hôm nay thật đẹp, họ sẽ nói trời nắng quá. Nếu bạn nói món bánh này thơm phức, béo ngậy, thật ngon, họ sẽ nói bạn ăn vào sẽ béo lên đấy…

Kỳ thực những điều họ nói không sai, nhưng họ thường chỉ nhìn thấy một mặt tồi tệ của sự việc. Những người tiêu cực nhìn thấy mọi thứ chẳng có gì tốt đẹp. Họ thường mang tâm trạng bi quan nặng nề, thậm chí còn khiến cảm xúc này lan truyền sang cả bạn.

Ngọc Diệp cũng là một người mang theo tâm trạng tiêu cực nặng nề như vậy. Ai nói chuyện với cô ấy cũng rất ít khi được vui vẻ. Cô hầu như luôn chìm ngập trong sự oán trách: Oán trách công việc, oán trách cuộc sống. Từ chuyện bé như con kiến tới chuyện quốc gia đại sự cô ấy đều nhìn thấy chỗ không thuận mắt. Sau đó cô ấy sẽ than vãn không ngừng nghỉ.

Nói chuyện với cô ấy mọi người không chỉ cảm thấy khó chịu, mà còn ảnh hưởng tới tâm trạng sau này của họ. Dần dà không còn ai muốn nói chuyện với Ngọc Diệp nữa. Đôi khi nhắc nhở một cách lý trí cũng là việc tốt, nhưng động đến chuyện gì cũng kêu ca, phàn nàn, thì chỉ khiến người khác nhìn thấy bạn đã muốn tránh xa.

3. Thích buôn chuyện

Trong cuộc sống có một kiểu người như thế này: Câu cửa miệng của họ khi gặp mặt người khác là:“Bạn có biết không, ai đó lại có chuyện rồi”.

Lần đầu tiên gặp kiểu người này tôi không thể hiểu nổi: Vì sao lại có người buôn chuyện nhiệt tình như vậy? Dường như công việc hàng ngày của họ chỉ là đi nghe ngóng bí mật của người khác.

con-nguoi-va-triet-li-nhan-sinh

Giáo sư Diêu Bác của trường Đại học Texas từng tiến hành một cuộc điều tra tâm lý. Ông phát hiện ra rằng: “Những người thích buôn chuyện thường có tâm lý tự ti. Họ hy vọng thông qua việc tiết lộ thông tin riêng tư và bí mật của người khác sẽ đề cao địa vị của bản thân, tăng thêm sự gắn kết tình bạn và thúc đẩy mối quan hệ với người nghe”.

Dẫu rằng mọi người đều thích bàn luận này nọ, nhưng không một ai muốn bên cạnh mình có một “bà tám siêu đẳng”. Họ thường lo lắng một ngày nào đó mình cũng trở thành nhân vật chính trong những câu chuyện tán ngẫu của người ấy. Có người từng nói: “Tán ngẫu là một phần trong cuộc sống của con người, điều quan trọng là phải có chừng mực”.

Tám chuyện quả thực là một loại gia vị trong cuộc sống hàng ngày, nhưng quá đà sẽ khiến bản thân mất đi sự tu dưỡng. Lâu ngày thói quen này cũng sẽ làm tổn hại tới hình tượng của bạn, cũng sẽ khiến người khác muốn tránh xa.

8 điều cấm kị khi nói chuyện nhất định bạn phải biết

1. Đừng già hàm: điều này sẽ làm cho người khác mất dũng khí, bị động, bị khinh.2. Đừng chỉ nói về mình: trong cuộc giao tiếp, thường cái tôi thực sự đáng ghét.

3. Đừng nói mãi 1 đề tài: của ăn ngon đến đâu, ăn quá cũng ngán.

4. Đừng chỉ trích: muốn hạ bệ người ta mà muốn người ta có thiện cảm với mình à?

5. Đừng cãi lộn: khó có cuộc cãi lộn nào mỗi bên cho mình có lỗi.

6. Đừng hấp tấp: thiếu trầm tĩnh làm sao có nhiều ý hay và cách nói hấp dẫn để thuyết phục đối phương?

7. Đừng ưa bàn tâm sự: Chỉ với những người thật sự thân thiết, bạn mới nên tâm sự với họ thôi. Tuy nhiên, nếu đó là chuyện buồn, bạn cũng phải hạn chế, biết cách tự kiểm soát để không làm “buồn lây” cho người khác.

8. Đừng có giọng sách vở: Ham hiểu biết và chịu kẻ khác lên mặt dạy mình là hai chuyện khác nhau, bạn đừng đánh đồng và cứ cho là mình đang giúp họ mở mang kiến thức .

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc