(Phunutoday) - Dù họ là những cô gái tự nguyện hay bị lừa bán sang đây làm gái mại dâm thì họ vẫn là những nạn nhân đáng thương đang sống dưới đáy xã hội…
[links()]
Khu ổ chuột ở đất nước sạch sẽ nhất thế giới
Theo thống kê, hiện có 5,1 triệu người sinh sống tại Singapore, trong số đó 3,2 triệu người mang quốc tịch Singapore, số còn lại là cư dân định cư hoặc người làm việc ngước ngoài. Một lượng lớn dân định cư giữ cho dân số của Singapore không giảm quá nhanh
Dù số dân rất ít nhưng mỗi năm, đảo quốc có diện tích chỉ tương đương huyện Cần Giờ của Tp Hồ Chí Minh phải đón trên dưới 20 triệu khách du lịch nên chính phủ Singapore buộc phải áp dụng kỷ luật thép để giữ gìn một Singapore tươi đẹp, sạch sẽ bậc nhất thế giới.
Thế nhưng, bên ngoài những khu phố hào nhoáng, những tòa nhà chọc trời thì đảo quốc tươi đẹp này vẫn tồn tại trong lòng nó một khu ổ chuột theo nghĩa bóng. Nó khác với khu ổ chuột ở Việt Nam hay Ấn Độ hoặc Thái Lan bởi khu ổ chuột của Singapore không có nhà cửa xập xệ mà vẫn là những khu nhà cao tầng, xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại và kiên cố. Khu ổ chuột này không hề thiếu điện và nước, cũng không bị ngập lụt khi trời mưa. Đơn giản nó là khu ổ chuột bởi là nơi tập trung lao động nhập cư, những thành phần có địa vị xã hội thấp và là nơi tập trung nhiều tệ nạn xã hội…
Gần 11 giờ đêm, chúng tôi tản bộ trên con đường Joo Chiat Road, cách trung tâm 20 phút taxi. Nhiều du khách Việt Nam khi đi trên con đường này có được cảm giác gần gũi bởi đường xá hai bên… dơ và đầy rác không khác gì một con phố ở Sài Gòn hay Hà Nội.
Cảnh buôn bán xô bồ, bàn ghế để tràn ra vỉa hè, xe cộ đậu ngổn ngang không còn lối cho người đi bộ làm nhiều du khách ngỡ ngàng: đất nước văn minh và sạch sẽ nhất thế giới cũng có những cảnh này nay sao? Và rồi du khách sẽ hết ngạc nhiên bởi nhưng khu xô bồ xô bộn kia chủ yếu là của người Hoa và Ấn Độ da đen vừa mới nhập cư. … Các bàn ăn uống kê san sát, dân ăn đêm ngồi tràn ra cả vỉa hè, dưới chân họ xả đầy rác. Những người đàn ông mồ hôi nhễ nhại cầm bia chai tu từng ngụm nhỏ thật nhỏ. Bia ở đây chủ yếu là hai loại sản xuất ngay trong nước như Carlsberg hoặc Tiger – loại chai 640ml.
Ở Singapore, giá nước lọc ngang bằng giá xăng dầu, giá bia thì cao gấp 5 – 7 lần ở Việt Nam nên người ta uống cho có uống chứ không thể nào uống đến mức phải ói lên bờ xuống ruộng như ở Việt Nam. Đa số các quán ăn uống, nhà hàng karaoke ở khu vực này cả chủ lẫn nhân viên phục vụ đều là người Hoa, họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Hoa và nói tiếng Anh hạn chế với những du khách.
Dọc theo con đường, những nhà hàng karaoke có vẻ như không cần thiết kế cách âm nên mọi âm thanh hỗn tạp cứ hòa lẫn vào nhau. Đi ngang một nhà hàng khá lớn, giai điệu bài hát Bến Thượng Hải vang lên bằng một giọng nam nhừa nhựa, đôi lúc là tiếng xí xô xí xào của những người đàn ông khác giành mic để hát.
Tiếp theo đó, vẫn là bài hát này nhưng là giọng nữ hát bằng tiếng Việt, rồi lại một giọng nữ khác bè theo cũng bằng tiếng Việt, thỉnh thoảng xen trong lời bài hát là những tiếng văng tục, đại khái chửi những vị khách sàm sỡ quá đáng làm cô gái bị đau. Thì ra đây là quán karaoke mà tiếp viên nữ là người Việt Nam chiếm số lượng khá nhiều.
Tấp vào một quán vỉa hè ngay bên hông cửa hàng karaoke này, chúng tôi cũng kêu bia để nhậu. Quán vỉa hè đầy đủ các món nhậu như ở Sài Gòn, chỉ mỗi tội giá đắt gấp 4 – 5 lần. Ông chủ người Hoa xởi lởi, sẵn sàng chiều khách. Muốn kéo bàn ra ngoài vỉa hè ngồi cho mát: OK. Hút thuốc muốn gạt tàn vào đâu thì gạt: OK.
Muốn "dô dô" cho có khí thế: OK! Nhiều hướng dẫn viên du lịch cho biết, người Việt Nam tuy nghèo nhưng đi đâu cũng muốn được phục vụ như vua. Vào khách sạn kể cả loại hạng sang 5 sao, khách ta vẫn chê ỏng chê eo, nào là thang máy vừa chật vừa nhỏ, nào là khách sạn 5 sao mà không có dép đi trong phòng, không có xà phòng sữa tắm, không có bàn chải đánh răng. Rồi khách sạn 5 sao gì mà keo kiệt bủn xỉn bởi xài wifi phải bỏ tiền ra mua thẻ, muốn sử dụng máy của khách sạn phải bỏ đồng xu…
Thứ bị khách chê tơi tả nhất là phục vụ ăn uống tự chọn, lúc nào khách cũng chê ỏng chê eo thậm chí bỏ ăn vì bảo đầu bếp nấu dở, nhiều quí ông quí bà thậm chí còn mua mì gói ăn để chống đói chứ nhất quyết không thèm ăn món ăn do đầu bếp 5 sao nấu nướng. Bực dọc nhất là đi thang máy hay lấy thức ăn cũng phải xếp hàng, hễ khách Việt chen lấn thì bị nhân viên nhắc nhở và khách khác nhún vai.
Ra tới những quán ăn uống của người Hoa, du khách người Việt mới có được cảm giác mình được là mình bởi triết lí kinh doanh “khách hàng là thượng đế’ của những ông chủ Tàu. Tới khu ổ chuột này, dường như khách quên mình đang ở đất nước Singapore văn minh lịch sự mà có cảm giác thân quen như đang ở nhà. Chúng tôi quan sát những bàn nhậu huyên náo, nói chuyện om sòm và nhận ra một điều: Hầu hết là khách Việt!
Gặp “đồng hương” nơi đất khách…
Nhà hàng karaoke sơn toàn màu hồng có cái tên khá ấn tượng “Kiss and Kiss” ngay chỗ chúng tôi ngồi nhậu hôm nay có vẻ ế khách. Hầm đậu xe và sảnh phía trước của họ khá rộng chỉ lèo tèo mấy chiếc xe. Tiếng hát chói tai lúc nãy đã không còn. Một lúc sau, mấy ông khách đầu hói leo lên chiếc xe 4 chỗ đậu ngay trước sảnh đi mất.
Theo sau mấy ông này là nhóm 4 cô gái, trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Một cô phàn nàn hôm nay gặp khách bèo, “mò cua bắt ốc thì bạo tay nhưng chi tiền bo thì keo kiệt”.
Ngồi ở cái bàn kế bên, cả 4 cô móc tiền ra “hùn” với nhau kêu niêu cháo ếch và mấy chai Carlsberg ướp lạnh. Một cô dáng người tròn trịa, gương mặt dễ thương cầm chai bia ngửa cổ tu ừng ực rồi buông một câu: “Mẹ, làm kiểu này không đủ trả tiền ăn cho mấy thằng quản lí. Tụi bây ở thì ở, hết hạn hộ chiếu tao về luôn, chán lắm rồi”. Uống thêm vài chai, mấy cô gái trẻ dường như ngà ngà say, huyên thuyên nói đủ thứ chuyện. Thấy chúng tôi rủ “kéo bàn lại nhậu cho vui”, các cô gái gật đầu “OK, tụi em chơi tới bến với đồng hương luôn nhé”.
Trước khi dọn bàn qua, cô gái tên Trúc ngoắc người phục vụ, kêu trả tiền. Chúng tôi bảo “cứ ráp bàn, có gì các anh lo” nhưng cô gái tên Trúc lắc đầu ngoày ngoạy: “Qua đây ở lâu tụi em quen rồi, cái gì cũng phải sòng phẳng. Nếu anh cho em thứ này rồi đòi lại thứ khác, chỉ càng thêm mệt mà thôi”. Số tiền mà các cô thanh toán là 130 đô la Sing, thế nhưng các cô đưa luôn 150 đô cho người phục vụ và khoát tay, không cần thối. Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên vì sự hào phóng này, một cô tên Thủy lí giải: “Tụi em khổ, mấy đứa này nó còn khổ hơn nữa. Mình bo đẹp cho nó thì đi làm người ta mới hào phóng với mình chứ”…
Ngồi cụng chai cùng nhau, cả 4 cô gái như trút hết nổi niềm với những người xa lạ bỗng chốc hóa thân quen. Thủy là cô gái trẻ nhất nhóm, gương mặt khá xinh cho biết, gia đình cô ở Đồng Tháp làm nghề buôn bán nhỏ. Mẹ cô làm đầu thảo hụi, bị người ta giật phải vay tiền nóng bên ngoài sau đó mất khả năng chi trả nên phải bán đất bán đai rồi dắt díu nhau lên Tp Hồ Chí Minh kiếm sống. Lên đây, cô quen với Trúc – nhân viên quán cà phê ở kênh Nhiêu Lộc quận 3 và thân như chị em
Khi hai cô gái khác là Hà và Diễm được một phụ nữ giới thiệu qua đây đi làm dễ kiếm tiền cả 4 cô gật đầu và qua đây đã hơn một năm. Thời gian đầu các cô làm kiếm được bộn tiền, thế nhưng đủ thứ chi phí do người quản lý đưa ra khiến các cô không có dư. Hơn nữa, chỉ những cô chịu “đi khách”, chấp nhận làm gái bán dâm thì thu nhập mới cao, còn làm tiếp viên quan ôm thì tiền bo hên xui may rủi.
“Tụi em đang tính đường quay về, bởi ở đây lâu trước sau gì cũng phải làm gái đứng đường mới sống nổi. Ở Việt Nam khách ôm xù bo là bị đánh cho phù mỏ, còn ở đây, khách xù bo mình lên tiếng thì mình mới là người bị đánh.
Với lại đã làm ở đây mà không chịu đi khách mấy đứa khác nó nói mình chảnh, nó ghét mình rồi kiếm chuyện đánh mình”. Trúc chỉ cho chúng tôi một quán karaoke trá hình chuyên làm “trạm trung chuyển” nằm cặp nách nhà hàng Kiss and Kiss mà các cô đang phục vụ. Quán này của một bà người Hoa không nói được tiếng Anh, nhỏ như một quán cà phê bình dân ở Sài Gòn hay Hà Nội.
Gọi là quán karaoke nhưng chỉ là căn phòng rộng chừng 30 mét vuông, chỉ có lèo tèo vài bộ bàn ghế nhựa và 4 cái tivi đặt ở 4 góc để khách hát karaoke. Đồ uống thì cũng sơ sài chỉ có vài thứ, karaoke thì có tiếng Hoa và tiếng Anh. Khách vào quán kêu chai bia rồi cầm micro hát, mạnh ai nấy hát.
Trên màn hình hiện ra một bài hát toàn chữ Tàu nhưng một cô gái vẫn cầm micro và hát ngon lành bằng tiếng Việt. Mấy ông khách đang ngồi thì mấy ông khách bước vào. Họ nói chuyện thì thầm một chút rồi dắt nhau đi, nước uống trên bàn gần như còn nguyên. Cửa ra vào đóng mở liên tục bởi hết cô gái nọ đến cô gái kia bước vào quán, rảo mắt nhìn quanh, không thấy ai ngồi một mình thì bước ra.
Trong khoảng một tiếng đồng hồ chúng tôi đếm có khoảng 20-30 cô bước vào bước ra, cô nào cũng xinh xắn, tuổi chừng 19 đến 25. Hầu hết là người Việt.
Theo lời các cô gái, "phố đèn đỏ" ở Singapore náo nhiệt từ lúc trời chưa tối cho tới khi trời sáng. Có 24 con đường ở khu Geylang chia theo lối bàn cờ, mỗi đường dài chừng 500m nhưng có đến vài chục nhà chứa. Trước mỗi nhà chứa đều treo đèn đỏ như ở Chợ Lớn hay Hội An ngày lễ hội. Dân "mua hoa" đủ quốc tịch tấp nập vào ra. Trước mỗi nhà chứa đều có bàn thờ khá lớn thờ thần Bạch mi - thủy tổ của nghề "buôn phấn bán hương".
Luật pháp Singapore cho phép mở nhà chứa công khai, nộp thuế, thực hiện đủ các yêu cầu về an toàn vệ sinh, sức khỏe... Nhóm các cô gái ngồi cùng chúng tôi cho biết hầu hết các quán karaoke ở đây đều kiêm luôn nhà thổ, khách có nhu cầu sẽ phục vụ ngay tại chỗ.
Dù vậy một số quán lớn vẫn có đủ loại hình phục vụ, từ karaoke ôm đến mát xa kích dục và “nặng đô” nhất là bán dâm. Nhiều lần người quản lí yêu cầu các cô chuyển qua phòng mát xa hoặc phòng bán dâm nhưng cả 4 cô đều tìm cách từ chối. “Họ đã ra tối hậu thư buộc tụi em phải chấp nhận bán dâm, còn không thôi thì mua vé máy bay về nước, bởi đã chấp nhận sang đây thì phải làm việc theo yêu cầu của họ” – Trúc kể mà hai mắt đỏ hoe..
Rừng nào cọp nấy
Tàn cuộc nhậu gần 2 giờ sáng, chúng tôi lấy số điện thoại của các cô gái và hẹn ngày gặp nhau ở Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi có mặt tại Lor 6 Geylang. Ở khu này, các Lorong (Lor, tương tự con hẻm ở Việt Nam) được đánh số theo dãy chẵn và lẽ. Dọc theo lề đường, hàng chục cô gái xinh đẹp mắt xanh môi đỏ đang đứng "tự giới thiệu" trên vỉa hè. Các cô gái đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và cả Việt Nam. Luật bất thành văn, mỗi Lor đều có những nhóm gái cùng quốc tịch đứng cùng ngau để “tương trợ” cho nhau khi cần thiết.
Trước, cũng đã có những cuộc đụng độ giữa các nhóm gái đến từ nhiều nước khác nhau nên cuối cùng thì phân chia lãnh thổ: Lor 8-10: gái Trung Quốc, Lor 18: Việt Nam, Lor 20: Thái Lan... Tại phố đèn đỏ, khách đến thăm nhà thổ được mời vào xem "hàng". Những cô gái đeo số ngồi trong tủ kính tươi cười chờ đợi.
Đám khách vào thì cứ nhìn lom lom, nếu không vừa ý thì cứ tự nhiên chào ông chủ một tiếng rồi đi sang nhà khác, chẳng sao. Nếu OK cô nào thì được mời vào phòng. Nơi ấy đồng thời là phòng ngủ của cô gái, tinh tươm, sạch sẽ. Khách vào được "tẩy trần" trước khi hành sự. Cuộc mây mưa không quá 25 phút, giá phải trả tùy theo “quốc tịch” của gái, bèo nhất là các cô ở Indonesia với cái giá phải trả trung bình từ 20 – 30 đô la Sin tính luôn tiền phòng.
So với gái Thái Lan giá từ 80 – 100 đô, các cô của Việt Nam và Trung Quốc được xem là “khá” hơn khi khách phải chi từ 120 – 180 đô cho mỗi cuộc mây mưa. Tuy nhiên, những cô gái Việt do ngại chuyện đóng thuế nên nhiều cô không chọn phục vụ trong nhà thổ hợp pháp mà chọn cách nguy hiểm hơn là đứng chào khách ngoài đường. Rất nhiều người trong số họ sang Singapore theo diện du lịch, cư trú bất hợp pháp nên các chủ nhà thổ không dám chứa bởi nếu cảnh sát phát hiện sẽ phạt khá nặng.
Theo các ông chủ, sở dĩ họ bị phạt không phải vì chứa gái bán dâm mà đơn giản là họ… trốn thuế. Theo luật Singapore, các cô gái cư trú bất hợp pháp sẽ không được chứng nhận sức khỏe và không được cấp “chứng nhận” hành nghề… Dù hoạt động bất hợp pháp nhưng vẫn phải có sự phân chia địa bàn theo kiểu “rừng nào cọp nấy”, không ai được lấn sang khu vực của ai. Khu vực từ Lorong 38 đến 44 là "địa bàn" của gái Việt.
Sát với quán nước "trung chuyển" gần nhà hàng “Kiss and Kiss” là một “vũ trường” thuộc loại siêu bình dân. Khi chúng tôi bước vào, khói đèn sân khấu lờ mờ, nhạc ầm ỉ và đặc quánh mùi khói thuốc. Trên bục gỗ, một nhóm các cô gái mặc những những mảnh vải bé như bàn tay đang đứng uốn éo theo điệu nhạc. Bên dưới là nhiều chiếc ghế đơn với một chàng trai ngồi ôm một gái đang đứng.
Các cặp ngồi - đứng san sát, vuốt ve nhau ở những chỗ nhạy cảm mà chẳng cần quan tâm tới mọi người xung quanh. Bên kia đường với những Lorong số lẻ có những quán ăn trông có phần tươm tất, nhưng ít khách. Vài cô gái trang điểm diêm dúa ngồi trong quán õng ẹo gọi điện thoại di động. Đi theo đại lộ Geylang ngược một chút về gần ga tàu điện ngầm Kallang, quanh các Lorong số chẵn từ 6-20, hoạt động của "chị em" càng nhộn nhịp và có phần xô bồ xô bộn.
Hàng trăm cô gái thuộc nhiều quốc tịch đứng chen chúc trên các con đường nhỏ. Nhiều cô ăn mặc như thể đang ở bãi biển, không ngần ngại tranh nhau "khoe hàng" và chèo kéo khách. Chen lẫn trong số những người đàn ông đi tìm hoa có cả những tay ma cô dắt gái, trông họ như những người chạy xe ôm ở Việt Nam nhưng mắt cứ lao liên nhìn từng người khách với thái độ dò xét.
Vài người đàn ông rất thô bỉ, họ lượn qua lượn lại xem "hàng", thậm chí đụng vào người các cô gái, có ông còn thò tay nắn bóp vài ba cái rồi cười hô hố bỏ đi. Thỉnh thoảng có xe cảnh sát kèm theo một xe có dấu chữ thập của ngành y tế đi qua, các cô gái khiếp vía bỏ chạy tán loạn, trốn vào những ngóc ngách các ngôi nhà gần đó. Nhiều cô kéo cả váy lên để chạy nhanh thoát thân. Xe đi qua, chừng vài phút sau con phố lại nhộn nhịp như đá ném ao bèo.
Quay sang Sims Avenue, song song đại lộ Geylang theo chiều ngược lại, phía ra sân bay, để đến khu Joo Chiat. Ở đây có rất nhiều quán ăn ngon, nhiều ngôi nhà cổ rất đẹp và nhiều quán bar nổi tiếng là nơi tập trung gái Việt.
Vài năm gần đây, Chính phủ Singapore ngưng cấp phép cho những dịch vụ quán bar, tiệm mát-xa, nhà nghỉ, đồng thời đóng cửa một số cơ sở vi phạm, và phát triển những hoạt động mang tính văn hóa lành mạnh ở khu vực này. Khu này vì thế đỡ lộn xộn hơn.
Tuy vậy, nơi đây vẫn là khu tập trung nhiều nhà thổ hợp pháp, nên hoạt động mại dâm ở khu này vẫn diễn ra đều đều. Theo các hướng dẫn viên du lịch kì cựu, khu Joo Chiat là nơi tập trung thành phần khách sang hơn một chút. Do ở đây phục vụ chu đáo hơn nên giá cả cũng nhỉnh hơn 20 – 30% so với khu bình dân Geylang.
Ngoài những nhà thổ hợp pháp hoặc bất hợp pháp phục vụ khách tại chỗ, những đối tượng khác thuộc thành phần lao động nhập cư có nơi ở ổn định (chủ yếu là nhà thuê) thường đưa gái về nhà để… tiết kiệm. Và cũng tại những căn hộ riêng này, nhiều bi kịch đã xảy ra.
Báo Straits Times đưa tin, đêm 18/9/2006, một cô gái Việt Nam 23 tuổi đã đi cùng khách hàng về căn hộ ở tầng 4 của anh ta ở khu Bedok, gần sân bay Changi. Cô gái được trả 150 đô la Sing và ra về. Hôm sau vị khách 24 tuổi này nhắn tin gọi cô gái đến nữa và hứa sẽ trả cho cô 200 đô la Sing. Cô gái đến lúc 2 giờ chiều. Đến 6 giờ chiều thì anh này bảo cô gái đi cùng mình ra máy ATM rút tiền.
Trong lúc hai người tìm chìa khóa để mở cửa thì cô gái nói cô cần đi về lúc 7 giờ, thế là cãi nhau. Khi anh này đi vào phòng ngủ, cô gái trèo qua cửa sổ của căn hộ để đi ra hành lang chung. Không may trượt tay rơi xuống chết tại chỗ. Tòa án nói rằng cô gái có nồng độ cồn trong máu lên đến 192 mg/100 ml nên bị mất phương hướng dẫn đến tai nạn.
Chàng trai ban đầu bị kết tội là giữ người trái phép, nhưng sau đó được tha bổng... Cũng theo báo Straits Times, lúc 1h30 sáng 17/3/2006, cô gái Phạm Thị Trúc L, phục vụ tại một quán bar ở khu Joo Chiat, cũng chết tại chỗ khi rơi xuống từ một căn hộ tầng 10 ở khu Toa Payoh. Cô này theo vị khách 39 tuổi về nhà anh ta bằng taxi sau cuộc vui lúc nữa đêm.
Sau đó cô muốn về nhưng anh ta không cho. Hàng xóm nghe tiếng hai người cãi nhau. Và sau đó là cái chết thương tâm của cô gái khi cô cố trèo qua cửa sổ nhà bếp để thoát thân. Khi được tìm thấy ở chân tòa nhà, trên người cô gái chỉ có một chiếc váy màu xanh. Giày, áo, và áo ngực của cô gái được cảnh sát tìm thấy trong thùng rác. Người đàn ông đã vứt chúng vào đấy trước khi trốn khỏi nhà. Túi xách chứa hộ chiếu của cô gái vẫn còn nằm trong căn hộ, và vì thế cảnh sát biết được thân thế và tìm được một người bạn của cô. Trúc L khi ấy 24 tuổi, vừa sang Singapore được hơn 2 ngày.
Những người bạn của cô khi được cảnh sát triệu tập để làm nhân chứng cho biết, Trúc L sang Singapore theo diện du lịch. Để được sang đây, cô đã vay mượn gần 2.000USD ở quê nhà và dự định sang làm để trả nợ. Thế nhưng, sau khi cô chết thì chắc chắn khoản nợ này cha mẹ ở quê nhà phải chịu. Thậm chí, gia đình cô phải vay mượn tiếp 2.000USD mới đủ chi phí sang Singapore nhận thi thể con gái mang về…
Chuyện tương tự thi thoảng lại xảy ra với các cô gái bán dâm, đủ các quốc tịch. Hồi tháng 10/2008, một cô gái Thái cũng bị khách mua dâm trói vào giường để khỏi bỏ đi trong lúc anh này vào nhà vệ sinh. Tuy vậy, cô gái đã bứt được dây trói, leo ra cửa sổ và kết thúc cuộc đời với một cú rơi từ tầng 9 một chung cư cho người có thu nhập thấp ở khu Clementi gần Đại học Quốc gia Singapore... Tuy nhiên, những câu chuyện đau lòng này không bao giờ làm các cô gái cảm thấy lo lắng. Chỉ có báo đài đưa thông tin về những câu chuyện đau lòng đó, các cô chỉ tặc lưỡi “Người ai cũng có số, trời kêu ai nấy dạ vậy thôi”….
Khu ổ chuột ở đất nước sạch sẽ nhất thế giới
Theo thống kê, hiện có 5,1 triệu người sinh sống tại Singapore, trong số đó 3,2 triệu người mang quốc tịch Singapore, số còn lại là cư dân định cư hoặc người làm việc ngước ngoài. Một lượng lớn dân định cư giữ cho dân số của Singapore không giảm quá nhanh
Dù số dân rất ít nhưng mỗi năm, đảo quốc có diện tích chỉ tương đương huyện Cần Giờ của Tp Hồ Chí Minh phải đón trên dưới 20 triệu khách du lịch nên chính phủ Singapore buộc phải áp dụng kỷ luật thép để giữ gìn một Singapore tươi đẹp, sạch sẽ bậc nhất thế giới.
Thế nhưng, bên ngoài những khu phố hào nhoáng, những tòa nhà chọc trời thì đảo quốc tươi đẹp này vẫn tồn tại trong lòng nó một khu ổ chuột theo nghĩa bóng. Nó khác với khu ổ chuột ở Việt Nam hay Ấn Độ hoặc Thái Lan bởi khu ổ chuột của Singapore không có nhà cửa xập xệ mà vẫn là những khu nhà cao tầng, xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại và kiên cố. Khu ổ chuột này không hề thiếu điện và nước, cũng không bị ngập lụt khi trời mưa. Đơn giản nó là khu ổ chuột bởi là nơi tập trung lao động nhập cư, những thành phần có địa vị xã hội thấp và là nơi tập trung nhiều tệ nạn xã hội…
Gần 11 giờ đêm, chúng tôi tản bộ trên con đường Joo Chiat Road, cách trung tâm 20 phút taxi. Nhiều du khách Việt Nam khi đi trên con đường này có được cảm giác gần gũi bởi đường xá hai bên… dơ và đầy rác không khác gì một con phố ở Sài Gòn hay Hà Nội.
Cảnh buôn bán xô bồ, bàn ghế để tràn ra vỉa hè, xe cộ đậu ngổn ngang không còn lối cho người đi bộ làm nhiều du khách ngỡ ngàng: đất nước văn minh và sạch sẽ nhất thế giới cũng có những cảnh này nay sao? Và rồi du khách sẽ hết ngạc nhiên bởi nhưng khu xô bồ xô bộn kia chủ yếu là của người Hoa và Ấn Độ da đen vừa mới nhập cư. … Các bàn ăn uống kê san sát, dân ăn đêm ngồi tràn ra cả vỉa hè, dưới chân họ xả đầy rác. Những người đàn ông mồ hôi nhễ nhại cầm bia chai tu từng ngụm nhỏ thật nhỏ. Bia ở đây chủ yếu là hai loại sản xuất ngay trong nước như Carlsberg hoặc Tiger – loại chai 640ml.
Một nhà thổ trá hình ở phố đèn đỏ |
Dọc theo con đường, những nhà hàng karaoke có vẻ như không cần thiết kế cách âm nên mọi âm thanh hỗn tạp cứ hòa lẫn vào nhau. Đi ngang một nhà hàng khá lớn, giai điệu bài hát Bến Thượng Hải vang lên bằng một giọng nam nhừa nhựa, đôi lúc là tiếng xí xô xí xào của những người đàn ông khác giành mic để hát.
Tiếp theo đó, vẫn là bài hát này nhưng là giọng nữ hát bằng tiếng Việt, rồi lại một giọng nữ khác bè theo cũng bằng tiếng Việt, thỉnh thoảng xen trong lời bài hát là những tiếng văng tục, đại khái chửi những vị khách sàm sỡ quá đáng làm cô gái bị đau. Thì ra đây là quán karaoke mà tiếp viên nữ là người Việt Nam chiếm số lượng khá nhiều.
Tấp vào một quán vỉa hè ngay bên hông cửa hàng karaoke này, chúng tôi cũng kêu bia để nhậu. Quán vỉa hè đầy đủ các món nhậu như ở Sài Gòn, chỉ mỗi tội giá đắt gấp 4 – 5 lần. Ông chủ người Hoa xởi lởi, sẵn sàng chiều khách. Muốn kéo bàn ra ngoài vỉa hè ngồi cho mát: OK. Hút thuốc muốn gạt tàn vào đâu thì gạt: OK.
Muốn "dô dô" cho có khí thế: OK! Nhiều hướng dẫn viên du lịch cho biết, người Việt Nam tuy nghèo nhưng đi đâu cũng muốn được phục vụ như vua. Vào khách sạn kể cả loại hạng sang 5 sao, khách ta vẫn chê ỏng chê eo, nào là thang máy vừa chật vừa nhỏ, nào là khách sạn 5 sao mà không có dép đi trong phòng, không có xà phòng sữa tắm, không có bàn chải đánh răng. Rồi khách sạn 5 sao gì mà keo kiệt bủn xỉn bởi xài wifi phải bỏ tiền ra mua thẻ, muốn sử dụng máy của khách sạn phải bỏ đồng xu…
Thứ bị khách chê tơi tả nhất là phục vụ ăn uống tự chọn, lúc nào khách cũng chê ỏng chê eo thậm chí bỏ ăn vì bảo đầu bếp nấu dở, nhiều quí ông quí bà thậm chí còn mua mì gói ăn để chống đói chứ nhất quyết không thèm ăn món ăn do đầu bếp 5 sao nấu nướng. Bực dọc nhất là đi thang máy hay lấy thức ăn cũng phải xếp hàng, hễ khách Việt chen lấn thì bị nhân viên nhắc nhở và khách khác nhún vai.
Ra tới những quán ăn uống của người Hoa, du khách người Việt mới có được cảm giác mình được là mình bởi triết lí kinh doanh “khách hàng là thượng đế’ của những ông chủ Tàu. Tới khu ổ chuột này, dường như khách quên mình đang ở đất nước Singapore văn minh lịch sự mà có cảm giác thân quen như đang ở nhà. Chúng tôi quan sát những bàn nhậu huyên náo, nói chuyện om sòm và nhận ra một điều: Hầu hết là khách Việt!
Gặp “đồng hương” nơi đất khách…
Nhà hàng karaoke sơn toàn màu hồng có cái tên khá ấn tượng “Kiss and Kiss” ngay chỗ chúng tôi ngồi nhậu hôm nay có vẻ ế khách. Hầm đậu xe và sảnh phía trước của họ khá rộng chỉ lèo tèo mấy chiếc xe. Tiếng hát chói tai lúc nãy đã không còn. Một lúc sau, mấy ông khách đầu hói leo lên chiếc xe 4 chỗ đậu ngay trước sảnh đi mất.
Theo sau mấy ông này là nhóm 4 cô gái, trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Một cô phàn nàn hôm nay gặp khách bèo, “mò cua bắt ốc thì bạo tay nhưng chi tiền bo thì keo kiệt”.
Ngồi ở cái bàn kế bên, cả 4 cô móc tiền ra “hùn” với nhau kêu niêu cháo ếch và mấy chai Carlsberg ướp lạnh. Một cô dáng người tròn trịa, gương mặt dễ thương cầm chai bia ngửa cổ tu ừng ực rồi buông một câu: “Mẹ, làm kiểu này không đủ trả tiền ăn cho mấy thằng quản lí. Tụi bây ở thì ở, hết hạn hộ chiếu tao về luôn, chán lắm rồi”. Uống thêm vài chai, mấy cô gái trẻ dường như ngà ngà say, huyên thuyên nói đủ thứ chuyện. Thấy chúng tôi rủ “kéo bàn lại nhậu cho vui”, các cô gái gật đầu “OK, tụi em chơi tới bến với đồng hương luôn nhé”.
Trước khi dọn bàn qua, cô gái tên Trúc ngoắc người phục vụ, kêu trả tiền. Chúng tôi bảo “cứ ráp bàn, có gì các anh lo” nhưng cô gái tên Trúc lắc đầu ngoày ngoạy: “Qua đây ở lâu tụi em quen rồi, cái gì cũng phải sòng phẳng. Nếu anh cho em thứ này rồi đòi lại thứ khác, chỉ càng thêm mệt mà thôi”. Số tiền mà các cô thanh toán là 130 đô la Sing, thế nhưng các cô đưa luôn 150 đô cho người phục vụ và khoát tay, không cần thối. Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên vì sự hào phóng này, một cô tên Thủy lí giải: “Tụi em khổ, mấy đứa này nó còn khổ hơn nữa. Mình bo đẹp cho nó thì đi làm người ta mới hào phóng với mình chứ”…
Ngồi cụng chai cùng nhau, cả 4 cô gái như trút hết nổi niềm với những người xa lạ bỗng chốc hóa thân quen. Thủy là cô gái trẻ nhất nhóm, gương mặt khá xinh cho biết, gia đình cô ở Đồng Tháp làm nghề buôn bán nhỏ. Mẹ cô làm đầu thảo hụi, bị người ta giật phải vay tiền nóng bên ngoài sau đó mất khả năng chi trả nên phải bán đất bán đai rồi dắt díu nhau lên Tp Hồ Chí Minh kiếm sống. Lên đây, cô quen với Trúc – nhân viên quán cà phê ở kênh Nhiêu Lộc quận 3 và thân như chị em
Khi hai cô gái khác là Hà và Diễm được một phụ nữ giới thiệu qua đây đi làm dễ kiếm tiền cả 4 cô gật đầu và qua đây đã hơn một năm. Thời gian đầu các cô làm kiếm được bộn tiền, thế nhưng đủ thứ chi phí do người quản lý đưa ra khiến các cô không có dư. Hơn nữa, chỉ những cô chịu “đi khách”, chấp nhận làm gái bán dâm thì thu nhập mới cao, còn làm tiếp viên quan ôm thì tiền bo hên xui may rủi.
“Tụi em đang tính đường quay về, bởi ở đây lâu trước sau gì cũng phải làm gái đứng đường mới sống nổi. Ở Việt Nam khách ôm xù bo là bị đánh cho phù mỏ, còn ở đây, khách xù bo mình lên tiếng thì mình mới là người bị đánh.
Với lại đã làm ở đây mà không chịu đi khách mấy đứa khác nó nói mình chảnh, nó ghét mình rồi kiếm chuyện đánh mình”. Trúc chỉ cho chúng tôi một quán karaoke trá hình chuyên làm “trạm trung chuyển” nằm cặp nách nhà hàng Kiss and Kiss mà các cô đang phục vụ. Quán này của một bà người Hoa không nói được tiếng Anh, nhỏ như một quán cà phê bình dân ở Sài Gòn hay Hà Nội.
Gọi là quán karaoke nhưng chỉ là căn phòng rộng chừng 30 mét vuông, chỉ có lèo tèo vài bộ bàn ghế nhựa và 4 cái tivi đặt ở 4 góc để khách hát karaoke. Đồ uống thì cũng sơ sài chỉ có vài thứ, karaoke thì có tiếng Hoa và tiếng Anh. Khách vào quán kêu chai bia rồi cầm micro hát, mạnh ai nấy hát.
Trên màn hình hiện ra một bài hát toàn chữ Tàu nhưng một cô gái vẫn cầm micro và hát ngon lành bằng tiếng Việt. Mấy ông khách đang ngồi thì mấy ông khách bước vào. Họ nói chuyện thì thầm một chút rồi dắt nhau đi, nước uống trên bàn gần như còn nguyên. Cửa ra vào đóng mở liên tục bởi hết cô gái nọ đến cô gái kia bước vào quán, rảo mắt nhìn quanh, không thấy ai ngồi một mình thì bước ra.
Trong khoảng một tiếng đồng hồ chúng tôi đếm có khoảng 20-30 cô bước vào bước ra, cô nào cũng xinh xắn, tuổi chừng 19 đến 25. Hầu hết là người Việt.
Theo lời các cô gái, "phố đèn đỏ" ở Singapore náo nhiệt từ lúc trời chưa tối cho tới khi trời sáng. Có 24 con đường ở khu Geylang chia theo lối bàn cờ, mỗi đường dài chừng 500m nhưng có đến vài chục nhà chứa. Trước mỗi nhà chứa đều treo đèn đỏ như ở Chợ Lớn hay Hội An ngày lễ hội. Dân "mua hoa" đủ quốc tịch tấp nập vào ra. Trước mỗi nhà chứa đều có bàn thờ khá lớn thờ thần Bạch mi - thủy tổ của nghề "buôn phấn bán hương".
Hai cô gái Việt ở phố đèn đỏ Geylang |
Dù vậy một số quán lớn vẫn có đủ loại hình phục vụ, từ karaoke ôm đến mát xa kích dục và “nặng đô” nhất là bán dâm. Nhiều lần người quản lí yêu cầu các cô chuyển qua phòng mát xa hoặc phòng bán dâm nhưng cả 4 cô đều tìm cách từ chối. “Họ đã ra tối hậu thư buộc tụi em phải chấp nhận bán dâm, còn không thôi thì mua vé máy bay về nước, bởi đã chấp nhận sang đây thì phải làm việc theo yêu cầu của họ” – Trúc kể mà hai mắt đỏ hoe..
Rừng nào cọp nấy
Tàn cuộc nhậu gần 2 giờ sáng, chúng tôi lấy số điện thoại của các cô gái và hẹn ngày gặp nhau ở Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi có mặt tại Lor 6 Geylang. Ở khu này, các Lorong (Lor, tương tự con hẻm ở Việt Nam) được đánh số theo dãy chẵn và lẽ. Dọc theo lề đường, hàng chục cô gái xinh đẹp mắt xanh môi đỏ đang đứng "tự giới thiệu" trên vỉa hè. Các cô gái đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và cả Việt Nam. Luật bất thành văn, mỗi Lor đều có những nhóm gái cùng quốc tịch đứng cùng ngau để “tương trợ” cho nhau khi cần thiết.
Trước, cũng đã có những cuộc đụng độ giữa các nhóm gái đến từ nhiều nước khác nhau nên cuối cùng thì phân chia lãnh thổ: Lor 8-10: gái Trung Quốc, Lor 18: Việt Nam, Lor 20: Thái Lan... Tại phố đèn đỏ, khách đến thăm nhà thổ được mời vào xem "hàng". Những cô gái đeo số ngồi trong tủ kính tươi cười chờ đợi.
Đám khách vào thì cứ nhìn lom lom, nếu không vừa ý thì cứ tự nhiên chào ông chủ một tiếng rồi đi sang nhà khác, chẳng sao. Nếu OK cô nào thì được mời vào phòng. Nơi ấy đồng thời là phòng ngủ của cô gái, tinh tươm, sạch sẽ. Khách vào được "tẩy trần" trước khi hành sự. Cuộc mây mưa không quá 25 phút, giá phải trả tùy theo “quốc tịch” của gái, bèo nhất là các cô ở Indonesia với cái giá phải trả trung bình từ 20 – 30 đô la Sin tính luôn tiền phòng.
So với gái Thái Lan giá từ 80 – 100 đô, các cô của Việt Nam và Trung Quốc được xem là “khá” hơn khi khách phải chi từ 120 – 180 đô cho mỗi cuộc mây mưa. Tuy nhiên, những cô gái Việt do ngại chuyện đóng thuế nên nhiều cô không chọn phục vụ trong nhà thổ hợp pháp mà chọn cách nguy hiểm hơn là đứng chào khách ngoài đường. Rất nhiều người trong số họ sang Singapore theo diện du lịch, cư trú bất hợp pháp nên các chủ nhà thổ không dám chứa bởi nếu cảnh sát phát hiện sẽ phạt khá nặng.
Theo các ông chủ, sở dĩ họ bị phạt không phải vì chứa gái bán dâm mà đơn giản là họ… trốn thuế. Theo luật Singapore, các cô gái cư trú bất hợp pháp sẽ không được chứng nhận sức khỏe và không được cấp “chứng nhận” hành nghề… Dù hoạt động bất hợp pháp nhưng vẫn phải có sự phân chia địa bàn theo kiểu “rừng nào cọp nấy”, không ai được lấn sang khu vực của ai. Khu vực từ Lorong 38 đến 44 là "địa bàn" của gái Việt.
Sát với quán nước "trung chuyển" gần nhà hàng “Kiss and Kiss” là một “vũ trường” thuộc loại siêu bình dân. Khi chúng tôi bước vào, khói đèn sân khấu lờ mờ, nhạc ầm ỉ và đặc quánh mùi khói thuốc. Trên bục gỗ, một nhóm các cô gái mặc những những mảnh vải bé như bàn tay đang đứng uốn éo theo điệu nhạc. Bên dưới là nhiều chiếc ghế đơn với một chàng trai ngồi ôm một gái đang đứng.
Các cặp ngồi - đứng san sát, vuốt ve nhau ở những chỗ nhạy cảm mà chẳng cần quan tâm tới mọi người xung quanh. Bên kia đường với những Lorong số lẻ có những quán ăn trông có phần tươm tất, nhưng ít khách. Vài cô gái trang điểm diêm dúa ngồi trong quán õng ẹo gọi điện thoại di động. Đi theo đại lộ Geylang ngược một chút về gần ga tàu điện ngầm Kallang, quanh các Lorong số chẵn từ 6-20, hoạt động của "chị em" càng nhộn nhịp và có phần xô bồ xô bộn.
Hàng trăm cô gái thuộc nhiều quốc tịch đứng chen chúc trên các con đường nhỏ. Nhiều cô ăn mặc như thể đang ở bãi biển, không ngần ngại tranh nhau "khoe hàng" và chèo kéo khách. Chen lẫn trong số những người đàn ông đi tìm hoa có cả những tay ma cô dắt gái, trông họ như những người chạy xe ôm ở Việt Nam nhưng mắt cứ lao liên nhìn từng người khách với thái độ dò xét.
Vài người đàn ông rất thô bỉ, họ lượn qua lượn lại xem "hàng", thậm chí đụng vào người các cô gái, có ông còn thò tay nắn bóp vài ba cái rồi cười hô hố bỏ đi. Thỉnh thoảng có xe cảnh sát kèm theo một xe có dấu chữ thập của ngành y tế đi qua, các cô gái khiếp vía bỏ chạy tán loạn, trốn vào những ngóc ngách các ngôi nhà gần đó. Nhiều cô kéo cả váy lên để chạy nhanh thoát thân. Xe đi qua, chừng vài phút sau con phố lại nhộn nhịp như đá ném ao bèo.
Quay sang Sims Avenue, song song đại lộ Geylang theo chiều ngược lại, phía ra sân bay, để đến khu Joo Chiat. Ở đây có rất nhiều quán ăn ngon, nhiều ngôi nhà cổ rất đẹp và nhiều quán bar nổi tiếng là nơi tập trung gái Việt.
Vài năm gần đây, Chính phủ Singapore ngưng cấp phép cho những dịch vụ quán bar, tiệm mát-xa, nhà nghỉ, đồng thời đóng cửa một số cơ sở vi phạm, và phát triển những hoạt động mang tính văn hóa lành mạnh ở khu vực này. Khu này vì thế đỡ lộn xộn hơn.
Tuy vậy, nơi đây vẫn là khu tập trung nhiều nhà thổ hợp pháp, nên hoạt động mại dâm ở khu này vẫn diễn ra đều đều. Theo các hướng dẫn viên du lịch kì cựu, khu Joo Chiat là nơi tập trung thành phần khách sang hơn một chút. Do ở đây phục vụ chu đáo hơn nên giá cả cũng nhỉnh hơn 20 – 30% so với khu bình dân Geylang.
Ngoài những nhà thổ hợp pháp hoặc bất hợp pháp phục vụ khách tại chỗ, những đối tượng khác thuộc thành phần lao động nhập cư có nơi ở ổn định (chủ yếu là nhà thuê) thường đưa gái về nhà để… tiết kiệm. Và cũng tại những căn hộ riêng này, nhiều bi kịch đã xảy ra.
Báo Straits Times đưa tin, đêm 18/9/2006, một cô gái Việt Nam 23 tuổi đã đi cùng khách hàng về căn hộ ở tầng 4 của anh ta ở khu Bedok, gần sân bay Changi. Cô gái được trả 150 đô la Sing và ra về. Hôm sau vị khách 24 tuổi này nhắn tin gọi cô gái đến nữa và hứa sẽ trả cho cô 200 đô la Sing. Cô gái đến lúc 2 giờ chiều. Đến 6 giờ chiều thì anh này bảo cô gái đi cùng mình ra máy ATM rút tiền.
Trong lúc hai người tìm chìa khóa để mở cửa thì cô gái nói cô cần đi về lúc 7 giờ, thế là cãi nhau. Khi anh này đi vào phòng ngủ, cô gái trèo qua cửa sổ của căn hộ để đi ra hành lang chung. Không may trượt tay rơi xuống chết tại chỗ. Tòa án nói rằng cô gái có nồng độ cồn trong máu lên đến 192 mg/100 ml nên bị mất phương hướng dẫn đến tai nạn.
Chàng trai ban đầu bị kết tội là giữ người trái phép, nhưng sau đó được tha bổng... Cũng theo báo Straits Times, lúc 1h30 sáng 17/3/2006, cô gái Phạm Thị Trúc L, phục vụ tại một quán bar ở khu Joo Chiat, cũng chết tại chỗ khi rơi xuống từ một căn hộ tầng 10 ở khu Toa Payoh. Cô này theo vị khách 39 tuổi về nhà anh ta bằng taxi sau cuộc vui lúc nữa đêm.
Sau đó cô muốn về nhưng anh ta không cho. Hàng xóm nghe tiếng hai người cãi nhau. Và sau đó là cái chết thương tâm của cô gái khi cô cố trèo qua cửa sổ nhà bếp để thoát thân. Khi được tìm thấy ở chân tòa nhà, trên người cô gái chỉ có một chiếc váy màu xanh. Giày, áo, và áo ngực của cô gái được cảnh sát tìm thấy trong thùng rác. Người đàn ông đã vứt chúng vào đấy trước khi trốn khỏi nhà. Túi xách chứa hộ chiếu của cô gái vẫn còn nằm trong căn hộ, và vì thế cảnh sát biết được thân thế và tìm được một người bạn của cô. Trúc L khi ấy 24 tuổi, vừa sang Singapore được hơn 2 ngày.
Những người bạn của cô khi được cảnh sát triệu tập để làm nhân chứng cho biết, Trúc L sang Singapore theo diện du lịch. Để được sang đây, cô đã vay mượn gần 2.000USD ở quê nhà và dự định sang làm để trả nợ. Thế nhưng, sau khi cô chết thì chắc chắn khoản nợ này cha mẹ ở quê nhà phải chịu. Thậm chí, gia đình cô phải vay mượn tiếp 2.000USD mới đủ chi phí sang Singapore nhận thi thể con gái mang về…
Chuyện tương tự thi thoảng lại xảy ra với các cô gái bán dâm, đủ các quốc tịch. Hồi tháng 10/2008, một cô gái Thái cũng bị khách mua dâm trói vào giường để khỏi bỏ đi trong lúc anh này vào nhà vệ sinh. Tuy vậy, cô gái đã bứt được dây trói, leo ra cửa sổ và kết thúc cuộc đời với một cú rơi từ tầng 9 một chung cư cho người có thu nhập thấp ở khu Clementi gần Đại học Quốc gia Singapore... Tuy nhiên, những câu chuyện đau lòng này không bao giờ làm các cô gái cảm thấy lo lắng. Chỉ có báo đài đưa thông tin về những câu chuyện đau lòng đó, các cô chỉ tặc lưỡi “Người ai cũng có số, trời kêu ai nấy dạ vậy thôi”….
- Bảo Bảo