Phần mộ của hoàng gia Ai Cập đã bị xâm phạm như thế nào?

17:45, Thứ bảy 31/05/2014

( PHUNUTODAY ) - Các nhà nghiên cứu, khoa học đã khám phá bên trong các lăng mộ hoàng gia kiên cố. Tuy nhiên đến khi họ thành công, rất nhiều nơi đã không còn nguyên vẹn do bị bọn cướp xâm phạm.

Một trong những điều thú vị về Thung lũng xác ướp ở Ai Cập, đó là mỗi lăng tẩm đều chứa rất nhiều gia tài của các vị vua chúa thời cổ đại. Đây là miếng mồi ngon kích thích lòng tham của vô số người. Trên thực tế, rất nhiều vụ trộm đã xảy ra, nhiều tên trộm mộ đã chấp nhận mạo hiểm cả tính mạng để có được số kho báu Ai Cập này. 

Nhiều thế kỷ trôi qua, các nhà khảo cổ học phải tốn rất nhiều công sức để tìm kiếm và khám phá bên trong các lăng mộ hoàng gia kiên cố. Tuy nhiên đến khi họ thành công, rất nhiều nơi đã không còn nguyên vẹn do bị bọn cướp xâm phạm.

1. Đại kim tự tháp Giza

Năm 820, Caliph Abdullah Al Manum quyết định tìm kiếm kho báu của vua Khufu. Ông tập hợp rất nhiều công nhân mà không thể tìm ra cánh cửa bí mật vào trong kim tự tháp nên đã cho người đào một lối đi bên cạnh bức tượng thần.

Sau khi đi qua rất nhiều hành lang, những người công nhân đã tìm thấy một lối đi nằm ngang ở dưới thấp dẫn họ đến một căn phòng nhỏ. Dù cho căn phòng hoàn toàn trống rỗng nhưng được đặt tên là "Queen’s Chamber" (tạm dịch: căn phòng của Nữ hoàng).

Khi quay trở lại con đường cũ, các công nhân nhận thấy một không gian mở ở trên trần của lối đi. Họ leo lên trên và tìm thấy một hành lang có trần rất cao gọi là “Grand Gallery”. 

Phía cuối hành lang là một căn phòng lớn, dài 10m, rộng hơn 5m, cao khoảng 6m mà ngày nay gọi là “King’s Chamber”. Ở trung tâm là một quan tài bằng đá hoa cương khổng lồ nhưng không có nắp, phía trong quan tài hoàn toàn trống rỗng.

Như vậy chuyện gì đã xảy ra với kho báu của vua Khufu? Nhiều người cho rằng, giống như rất nhiều ngôi mộ hoàng gia khác, kim tự tháp Giza là nạn nhân của bọn cướp thời khổ đại. 

Nếu như đúng theo lời của người đàn ông Manum này, lối vào vẫn bị bịt nguyên bằng đá hoa cương không có dấu vết xâm nhập khi họ bước vào hầm mộ thì những tên trộm làm thế nào để đi vào rồi đi ra.

Năm 1638, John Greaves, nhà toán học người Anh đã tới thăm kim tự tháp. Ông tìm ra một trục hẹp được dấu trong tường, nối giữa “Grand Gallery” với lối đi dốc xuống trong lăng. Hai đầu trục được niêm phong chặt chẽ còn phía dưới được bịt bởi gạch vỡ. 

Một số nhà khảo cổ học cho rằng, lối đi này đã được người cuối cùng đi ra khỏi lăng mộ sử dụng sau khi đặt cánh cửa bằng đá hoa cương và những tên trộm đã sử dụng lối đó để vào trong. Với kích thước nhỏ của lối đi và số lượng gạch vỡ thì có vẻ như khối lượng lớn châu báu bao gồm cả nắp của chiếc quan tài không thể nào bị rời đi theo cách này.

Một số người cho rằng đại kim tự tháp không phải là một ngôi mộ mà giống một đài quan sát thiên văn. Richard Proctor - một nhà thiên văn học nhận thấy rằng lối đi dốc xuống trong kim tự tháp có thể được sử dụng để quan sát sự đi qua của các ngôi sao và cấu trúc của “Grand Gallery” khi mở phần trên có thể dùng để lập bản đồ sao.

Nhiều giả thuyết kì lạ thậm chí nực cười được nghĩ ra trong nhiều năm trời, tuy nhiên hầu hết các nhà khảo cổ đều đồng ý rằng Đại kim tự tháp Giza đơn thuần là một lăng tẩm truyền thống của các Pharaoh Ai Cập.

2. Lăng mộ của vua Tutankhamun

Nhiều người cho rằng, lăng mộ của vua Tutankhamun vẫn còn nguyên vẹn khi Howard Carter (1874 -1939) khám phá ra nó vào đầu thập niên 1900. Nhiều người tin, vua Tutankhamun có thể không phải là một Pharaoh vĩ đại cho nên lăng của ông không chứa nhiều kho báu giá trị. Tuy nhiên, mộ của ông không hề nguyên vẹn mà thực chất đã bị cướp không chỉ một lần.

Thậm chí ngay từ đầu, Carter và nhà cố vấn tài chính của mình - Lord Carnarvon biết rằng, ngôi mộ đã bị xâm nhập bởi họ phát hiện ra một lỗ được cố tình che giấu ở phía ngoài cánh cửa.

Hơn nữa, khi họ bước vào lăng, đồ vật ở vị trí rất lộn xộn, nhiều thứ bị phá huỷ và rõ ràng thiếu đi những đồ vật thiết yếu như giường, thuỷ tinh, dầu và các loại cao… tất cả đều cho thấy nơi này đã bị trộm từ thời cổ đại.

Trong số các căn phòng khác nhau của kim tự tháp, phòng phụ là nơi cho thấy dấu vết rõ nhất của vụ cướp. Rất có khả năng là một người đã ở trong căn phòng chật hẹp này, vội vã nhưng rất chuyên nghiệp lục soát toàn bộ đồ đạc, vét hết mọi thứ trong các hộp, quẳng lung tung những thứ không có giá trị rồi chuyển mọi thứ qua lỗ thủng ở cánh cửa cho đồng bọn của mình đợi sẵn ở ngoài.

Có phỏng đoán cho rằng, vụ cướp xảy ra vào cuối triều vua thứ 20 nhưng những cuộc điều tra gần đây cho thấy, nhiều khả năng nó được thực hiện ở thời cận đại.

Thực tế, chúng ta phát hiện ra lăng mộ của vua Tut có thể đã bị xâm phạm không chỉ một mà những hai lần. Vụ trộm thứ hai có thể được mở rộng hơn vụ đầu tiên và cũng khó khăn hơn. 

Carter ước tính rằng, họ có thể phải mất từ 7 - 8 tiếng để đào một đường hâm xuyên qua lối đi đã được lấp đầy ở hành lang sau vụ trộm đầu tiên. Bên trong lăng tẩm có dấu hiệu, những tên cướp đã tiến hành dò xét toàn bộ. 

Carter cho rằng 60% những đồ trang sức ban đầu đã bị đánh cắp cùng với một loạt các hộp đựng kim loại quý.

Mặc dù đã mở nắp quan tài ngọc của nhà vua nhưng dường như chúng không mấy quan tâm tới chiếc hộp sơn véc ni đen đựng đồ tế lễ được mạ vàng bên trong. Carter cho rằng 60% những đồ trang sức ban đầu đã bị đánh cắp cùng với một loạt các hộp đựng kim loại quý.

Việc nguỵ trang cho ngôi mộ giống như ban đầu có thể được thực hiện bởi người Maya - những người đã tiến hành khôi phục lại việc chôn cất vua Tuthmosis IV (sau khi lăng mộ của ông cũng bị trộm) trong thời gian vua Horemheb trị vì. 

Theo lời Carter, “có vẻ như họ đã làm việc này một cách vội vã vì mọi thứ trông khá ẩu”. Nhiều học giả sau này cho rằng, có thể người Maya sợ người sau sẽ hướng sự chú ý tới ngôi mộ nên mới ngụy trang như vậy.

3. Lăng mộ của Ramses Đại đế

Ramses Đại đế, hay còn gọi là Ramses II, có lẽ là vị vua vĩ đại nhất trong số các Pharaoh Ai Cập. Ông lên ngôi vào năm 1279 TCN, lúc đó Ramses ở độ tuổi đôi mươi còn các kim tự tháp của Ai Cập đã tồn tại được khoảng 1.300 năm. Ông trị vì trong vòng 67 năm và gây dựng nên thời đại hoàng kim của Ai Cập thời cổ đại. 

Ramses II cho xây dụng rất nhiều đền thờ, bia tưởng niệm và tượng đài khổng lồ của các Pharaoh khác. Không những vậy còn cai trị một đế chế với lãnh thổ trải dài từ Libya và Sudan ngày nay cho tới Iraq và Thổ Nhĩ Kì. Trong kinh thánh ngài chỉ được gọi một cách đơn giản là "Pharaoh" với ý nghĩa tôn thờ là Pharaoh của các Pharaoh.

Ramses II băng hà ở tuổi 92 và được mai táng tại Thung lũng của các vị vua trong lăng mộ KV7. Mộ của ông rất rộng lớn, chứa rất nhiều kho báu ngoài sức tưởng tượng của người thường, thậm chí còn hơn cả lăng của vua Tutankhamun. Nhưng 150 năm sau khi được mai táng, lăng của Ramses đã bị trộm xâm nhập, xác ướp bị mạo phạm, hầu hết mọi thứ bị lấy đi.

Vào năm 1150 TCN, một tên cướp mộ bị bắt và tra tấn đã thừa nhận mình là người đã cướp lăng Ramses đại đế và các con trai của ngài. Tuy nhiên tính chính xác của thông tin này vẫn là câu hỏi lớn với các nhà khảo cổ. Ngày nay, xác ướp của Ramses được bảo quản tại bảo tàng Cairo cùng một số bức tượng còn sót lại trong lăng sau vụ trộm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Cao Thị Thủy
TIN MỚI CẬP NHẬT