(Bí mật Xmen) - Nhân viên cấp dưới mà bị sếp, cấp trên của mình quấy rối thì sẽ không dám nói ra. Mà chỉ biết im lặng, ấm ức, cắn răng chịu đựng, vì nếu nói ra cũng chẳng ai tin, chẳng ai bảo vệ, chỉ thiệt thân…
[links()]
Xem báo, lướt web thấy thông tin bộ luật lao động mới dự kiến có hiệu lực từ 1-5-2013, lần đầu tiên nghiêm cấm các hành vi quấy rối tình dục tại công sở, nơi làm việc.
Theo dự thảo mức xử phạt áp dụng cho hành vi quấy rối tình dục sẽ từ 50 - 75 triệu đồng vừa được Bộ Luật lao động – thương binh – xã hội công bố. Ngay lập tức nghị định đã nhận được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân. Nhưng theo tôi mức xử phạt trên thiếu căn cứ và khó thực thi, hay nói chính xác luật đưa ra thật viển vông, không bám sát thực tế.
Đối tượng bị quấy tối tình dục là nữ giới, nhưng do mặc cảm tâm lý và đặc điểm xã hội nên hầu hết chị em đều lảng tránh nhắc đến mặc dù họ chính là nạn nhân. |
Một câu hỏi được đặt ra là định nghĩa thế nào được coi là hành vi quấy rối tình dục? Một lời nói khiếm nhã, tục tữu thậm chí là gạ tình có được coi là hành vi quấy rối tình dục chưa? Hay chỉ khi lời nói đó đã cấu thành hành vi, hành động như cưỡng dâm dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng mới cấu thành tội quấy rối tình dục?
Nếu quấy rối tình dục bằng lời nói mà đã bị phát tới 50 – 75 triệu thì sẽ là quá nặng. Nhưng hành động cưỡng dâm gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho người bị hại thì liệu phạt từng ấy tiền có thể bù đắp được những tổn thất mà nạn nhân phải hứng chịu không? Khi đó phạt 75 triệu sẽ là quá nhẹ.
Ai cũng biết quấy rối tình dục đã có từ rất lâu rồi, đặc biệt ở nơi công sở. Thường thì, đối tượng bị quấy tối tình dục là nữ giới, nhưng do mặc cảm tâm lý và đặc điểm xã hội nên hầu hết chị em đều lảng tránh nhắc đến mặc dù họ chính là nạn nhân.
Chính vì vậy rất nhiều phụ nữ khi bị đồng nghiệp quấy rối tình dục nhưng lại không dám tố cáo, bởi việc đưa ra bằng chứng rất khó xác định, mà đưa ra rồi thì ảnh hưởng tới gia đình, chồng con, các mối quan hệ xã hội khác nữa.
Đặc biệt là những phụ nữ ở nông thôn, hay những nhân viên cấp dưới mà bị sếp, cấp trên của mình quấy rối thì sẽ không dám nói ra. Mà chỉ biết im lặng, ấm ức, cắn răng chịu đựng, vì nếu nói ra cũng chẳng ai tin, chẳng ai bảo vệ, chỉ tội thiệt thân, nên họ luôn trong tình cảnh căng thẳng, stress…
Nên họ sẽ không dám tố cáo đến cơ quan chức năng. Vì nếu tố cáo mà không thể đưa ra được chứng cứ họ sẽ bị trù dập, cô lập, có khi còn bị mất việc làm. Thậm chí còn bị tố cáo ngược lại, và bị cho là kẻ vu khống, không khéo còn mang vạ vào thân ấy chứ. Thế nên càng làm cho hành vi quấy rối tình dục có đất sống.
Theo dự thảo quy định mức xử phạt cao nhất là 75 triệu đồng đối với cá nhân, mức xử phạt tăng gấp đôi với tổ chức, tôi thấy điều này khó khả thi, viển vông, xa vời. Vấn đề ở đây không phải là phạt bao nhiêu tiền, mà là làm thế nào để xác định rõ hành vi quấy rối tình dục, và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của người bị hại, người tố cáo, cũng như xử lý đúng người có hành vi quấy rối tình dục với người khác tại công sở, nơi làm việc. Chứ còn cứ như hiện nay thì theo tôi luật có đưa ra phạt cả tỷ đi chăng nữa thì cũng chỉ là viển vông, thiếu thực tế mà thôi.
Ngọc Thắng