Phụ nữ - nạn nhân của những rằng buộc hà khắc
Chúng ta thường nghĩ, phụ nữ chỉ sau khi sinh mới bị trầm cảm, mà bàng quang với nỗi đau lớn nhất của họ: chính là không được trân trọng giá trị thực sự của mình. Phụ nữ không được thấu hiểu sẽ cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng và cô đơn. Tất cả như một mũi dao sắc, đâm vào trái tim và giết chết họ theo từng ngày.
Theo thông số mới nhất, trầm cảm và tự tử đang được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của phụ nữ từ 20-40 tuổi. Thế nhưng, phụ nữ lại không tìm đến các cơ sở y tế để điều trị, vì định kiến xã hội, không chỉ bị xem là kẻ yếu đuối, mà còn bị coi rẻ như một bệnh nhân tâm thần. “Trầm cảm thôi mà, có sao đâu, chỉ là lo nghĩ quá độ”. Chính tư duy lạc hậu này, đã vô tình giết chết khát vọng sống của biết bao phụ nữ vô tội.
Phải chăng đây là lúc xã hội cần xóa bỏ đi những định kiến với phụ nữ?
Con người nên nhận thức đúng đắn rằng, trầm cảm cũng là một căn bệnh nguy hiểm không kém tim mạch và tiểu đường. Trầm cảm không phải là vấn đề cá nhân. Người phụ nữ bị trầm cảm không phải họ nhu nhược, yếu đuối, sức chịu đựng kém, mà là do không nhận được sự thấu hiểu, trân trọng đúng giá trị của mình.
Phải chăng, xã hội đanh đặt lên cơ thể phụ nữ quá nhiều rằng buộc: phải tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh, phải lấy chồng theo chồng, chu toàn bếp núc, việc nước cũng phỉa giỏi, chuyện gì cũng đến tay.
Nhiều phụ nữ khi lập gia đình cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của họ. Nhiều phụ nữ đến tuổi 30 nếu vẫn còn lẻ bóng, nhìn cuộc đời sao thật u uất khi ai cũng xem họ là đồ bỏ đi. Nhiều phụ nữ sau khi ly hôn, đáng ra cần được cảm thông, lại bị đánh giá là kẻ thất bại, chịu sự chỉ trích không ngớt từ miệng lưỡi người đời.
Liệu đến khi nào, xã hội mới nới lỏng những sợi xích nặng nề trên thân xác và linh hồn của người phụ nữ, để họ có thể giương cao đôi cánh, chao lượn trên bầu trời tự do?