Phụ nữ U40 cần có bao nhiêu tiền tiết kiệm để yên tâm khi về già?

( PHUNUTODAY ) - Ở tuổi trung niên, đặc biệt trong giai đoạn U40, mỗi người nên có một khoản tiết kiệm cho bản thân, gia đình và tương lai.

Bước vào tuổi trung niên, đặc biệt trong giai đoạn U40, mỗi người nên có một khoản tiết kiệm cho bản thân, gia đình và tương lai. Số tiền tiết kiệm này cũng là sự đảm bảo cho bản thân và là nền tảng cho cuộc sống.

Dưới đây là một số những cân nhắc sẽ giúp bạn xác định được số tiền tiết kiệm mà mình nên có ở tuổi 40.

1. Hỗ trợ gia đình

Có một khoản tiết kiệm chính là sự thể hiện trách nhiệm với gia đình. Số tiền tiết kiệm này sẽ giúp bạn không phải quá lo lắng cho việc chi tiêu hàng ngày cũng như những chi phí đột xuất của gia đình. Bên cạnh đó khi bạn 40 tuổi thì bố mẹ hai bên cũng đã già, bạn cần một khoản tiền để hỗ trợ, báo hiếu cha mẹ hàng tháng hay lúc ốm đau.

tiet-kiem (1)

2. Quỹ dự phòng khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp cần có bằng ít nhất 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt. Điều này sẽ giúp ích trong các trường hợp khẩn cấp như mất việc làm, cấp cứu y tế,...

3. Quỹ giáo dục

Dự trữ giáo dục sớm sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính sau này. Do đó nếu bạn có con, hãy cân nhắc chi phí giáo dục trong tương lai mà chúng có thể phải đối mặt để từ đó để ra một khoản tiết kiệm hợp lý.

4. Lập kế hoạch nghỉ hưu

Ở độ tuổi 40, nhiều chị em bắt đầu có suy nghĩ nghỉ hữu. Để làm được điều này thì mỗi người cần phải có một số tiền đủ để trang trải cho cuộc sống sau khi nghỉ làm.

5. Bảo vệ sức khỏe

Để bảo vệ sức khỏe bạn nên mua bảo hiểm y tế, đây được xem là một khoản tiết kiệm rất cần thiết giúp bạn giảm bớt gánh nặng với các chi phí y tế khi đau ốm.

6. Chất lượng cuộc sống

Khi có một khoản tiết kiệm không chỉ giúp bạn giải quyết những rủi ro mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình như: Đi du lịch, vui chơi, giải trí…

7. Nhà cửa và tài sản

Trong quá trình tiết kiệm, bạn có thể tính toán những bất động sản và các tài sản khác là một phần trong kế hoạch tài chính tổng thể.

8. Quản lý đầu tư và tài chính

Trong quá trình tiết kiệm, bạn không nên để hết tiền trong ngân hàng, mà nên có chiến lược đầu tư và quản lý tài chính hợp lý để tăng giá trị số tiền đã có.

9. Lạm phát

Lạm phát sẽ tác động rất nhiều đến số tiền mà bạn dự định kiếm được trong tương lai. Vì thế bạn cần có kế hoạch để vượt qua thời kỳ lạm phát vật giá gia tăng.

10. Mục tiêu và quy hoạch

Hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau vì thế kế hoạch tiết kiệm cũng cần được xây dựng dựa vào hoàn cảnh của mỗi người. Tuy nhiên, bạn cần xây dựng mục tiêu và kế hoạch tài chính rõ ràng để xác định số tiền tiết kiệm cần thiết

Nhiều người tích lũy được tiền tỷ khi về hưu, nhưng đa số chỉ có vài chục đến trăm triệu đồng, vậy con số nào mới đủ?

Mặc dù tích lũy được càng nhiều tiền càng tốt, nhưng theo một báo cáo của Công ty dịch vụ tài chính Fidelity, bạn có thể đối chiếu các mốc quan trọng dưới đây để xem mình có thể sống thoải mái sau khi về hưu hay không:

Vào tuổi 50, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên có tài khoản tiết kiệm tương đương 6 lần thu nhập cả năm, nếu dự định nghỉ hưu ở tuổi 67, và muốn giữ chất lượng cuộc sống không thay đổi.

Ở tuổi 40, bạn cần có tài khoản tiết kiệm gấp 3 lần thu nhập năm, và ở tuổi 35 là gấp đôi thu nhập năm.

Chẳng hạn, năm 40 tuổi, thu nhập hàng năm của bạn là 200 triệu đồng, thì mức tích lũy bạn cần đạt vào độ tuổi này là 600 triệu đồng.

Năm 50 tuổi, thu nhập năm của bạn là 300 triệu đồng, mức tích lũy của bạn khi đó cần đạt 1,8 tỷ đồng.

Con số này dao động tùy thuộc bạn muốn lúc về hưu sống khắc khổ hơn hay sướng hơn khi còn đi làm. Chẳng hạn, nếu bạn muốn sau khi nghỉ hưu được đi du lịch nhiều hơn, bạn cần tăng mức tích lũy ở các độ tuổi lên 1-2 cấp. Ngược lại, khi nghỉ hưu bạn chấp nhận sống hà tiện hơn, mức tích lũy có thể giảm đi một ít.

Con số này không phải là ít. Vậy làm sao bạn đạt được ngưỡng đó?

Các chuyên gia của Fidelity khuyên bạn nên tiết kiệm càng nhiều càng tốt, càng sớm càng tốt. Họ đề xuất bạn để dành 15% thu nhập hàng năm, bắt đầu từ tuổi 25 và đầu tư hơn 50% số tiền tiết kiệm của bạn trong suốt cuộc đời.

Ngoài việc tiết kiệm 15% thu nhập, bạn nên đầu tư nó trở lại thị trường, chẳng hạn tham gia quỹ hưu trí công ty (nếu có), hay có rổ chứng khoán đa dạng.

Các chuyên gia cũng cho rằng tích lũy được 6 lần thu nhập năm ở tuổi 50 là con số lý tưởng, đặc biệt nếu bạn đã phân tán bớt sang các mục tiêu khác như mua nhà, có con. Nhưng nhìn chung, nếu bạn vẫn đạt mục tiêu tiết kiệm 15% thu nhập và đầu tư nó, bạn vẫn đang "đi đúng đường ray".

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link