Quan hệ trước hôn nhân: Liệu có thực sự nguy hại?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Lối sống phóng khoáng, quan điểm cởi mở của một bộ phận học sinh, sinh viên ảnh hưởng không nhỏ tới hiện tượng này.

Đối với bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng đều muốn con mình tìm được hạnh phúc trọn vẹn với mái ấm nhỏ bé của mình. Với họ, chuyện “vượt rào” trước hôn nhân giống như là hành động tội lỗi và kịch liệt phản đối. Thực ra các bậc phụ huynh lo lắng và phản đối điều đó cũng dễ hiểu vì dù sao họ cũng là những người thuộc thế hệ đi trước và cuộc sống của họ cũng khó khăn, vất vả hơn đồng thời chưa thể chấp nhận ngay được xu hướng sống “thoáng” của giới trẻ hiện nay. 

Thế nhưng, có một thực trạng là do tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa phương Tây vì vậy mà giới trẻ hiện nay có  phần sống “thoáng” hơn trong việc quan hệ trước hôn nhân, đặc biệt đối với thế hệ 8X, 9X. Cũng vì điều này mà lứa tuổi kết hôn của các bạn trẻ đang giảm dần. Nhiều bạn kết hôn từ khi rất trẻ, khi mới chỉ là những cô cậu học sinh, sinh viên đang tuổi ăn, tuổi chơi. Điều này thực sự không hề tốt chút nào vì lúc này chúng ta còn quá trẻ để tính tới chuyện kết hôn và lập gia đình, làm cha làm mẹ… Mặc dù như vậy nhưng nhiều bạn trẻ hiện nay với những hiểu biết và lý lẽ riêng của mình tin rằng chuyện “vượt rào” trước hôn nhân cũng không phải là điều quá nguy hại. 

Anh Lê Hiếu ( 24 tuổi, trưởng phòng kinh doanh) chia sẻ: “ Thực ra rất khó để có thể nói được rằng, “vượt rào” trước hôn nhân là xấu hay không xấu vì khi một trong hai người đã đủ lớn và đủ hiểu về nhau xác định một tương lai vững chắc thì nó hoàn toàn có tác dụng biến tình yêu của hai người trở nên tốt đẹp hơn và điều quan trọng là cả hai cùng phải biết “vượt rào an toàn” để không để lại hậu quả đáng tiếc. Nó chỉ là xấu khi các bạn không biết cách để dẫn đến hậu quả làm ảnh hưởng đến chính bản thân và gia đình".

Mô tả ảnh.
Anh Lê Hiếu ( 24 tuổi, trưởng phòng kinh doanh) 

Dù vẫn luôn tâm niệm muốn ‘giữ gìn” cho đến khi hai người chính thức trở thành vợ chồng nhưng bạn Mai Hường (22 tuổi, nhân viên văn phòng) cũng không hề phê phán về vấn đề này: “ Tuy không muốn “vượt rào” trước hôn nhân vì mình muốn được giữ cái quý giá nhất của mỗi người con gái cho đến phút chót nhưng mình quan điểm rất thoải mái về chuyện đó và mình không bao giờ có ý phê phán chuyện đó nhưng có một điều mình muốn khuyên các bạn là hãy chọn cho mình cách an toàn để không bị vướng vào những hậu quả dở khóc dở cười".

Mô tả ảnh.
Bạn Mai Hường (22 tuổi, nhân viên văn phòng) 

Từ những ý kiến trên chúng ta có thể hiểu rằng điều quan trọng hiện tại không phải là “vượt rào’ trước hôn nhân có xấu hay không mà đó phải là “vượt rào” khi nào và “vượt rào” như thế nào cơ. Không phải cứ khi nào quan hệ trước hôn nhân cũng bị phản đối cả. Thậm chí, hiện nay có nhiều bà mẹ còn muốn điểu tra “ chắc lép” của con dâu trước khi đi đến hôn nhân. Vì họ sợ rằng nếu chẳng may vớ phải những cô con dâu lại không có khả năng sinh nở thì lấy ai mà nối dõi tông đường. 

Anh Đàm Duân (28 tuổi, Giảng viên) cho hay: “Mình không phải đối chuyện ấy nhưng điều quan trọng là phải có kiến thức về giới tính để bảo vệ lẫn nhau và tránh những hậu quả ngoài ý muốn. Về chuyện ấy, nếu hai người thực sự yêu nhau thì chuyện ấy là rất tuyệt vời, là sự thăng hoa của tình yêu. Còn chuyện ấy đem đi bán, mua thì nó trở thành mối hiểm họa của toàn xã hội.”

Mô tả ảnh.
Anh Đàm Duân

Ngoài ra, một điều đáng suy ngẫm trong chuyện “vượt rào” trước hôn nhân đó chính là việc hai người có thực sự yêu nhau không? Hay chỉ là những phút ham muốn bồng bột mà dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Chị Ngọc (25 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết: “Thực ra chuyện “vượt rào” trước hôn nhân hiện nay trở thành quá phổ biến cũng là dễ hiểu và dễ chấp nhận được. Vì sự ảnh hưởng quá nhiều từ văn hóa phương Tây, cộng thêm sự sống, làm việc, học tập xa gia đình, thiếu thốn tình cảm của đại đa số sinh viên, người lao động. "Vượt rào" không quan trọng, không nên cấm đoán, mà điều quan trọng là phải giáo dục sao cho vượt rào mà vẫn an toàn”.

Nhìn chung, chuyện “vượt rào” trước hôn nhân đã không phải là điều gì quá ghê gớm trong xã hội ngày càng hiện đại này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hoàn toàn khích lệ cho hành động này mà ở một góc độ nào đó chúng ta cần phải có những kiến thức nhất định về “chuyện ấy” trước khi “vượt rào” để không để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình.

 

Theo:  khoevadep.com.vn copy link