Quốc tế kêu gọi lắng nghe,TQ tăng cường diễn tập chiến tranh

21:16, Thứ tư 05/12/2012

( PHUNUTODAY ) - Ngày 5/2, VN trao công hàm phản đối hoạt động gây căng thẳng biển Đông của TQ. Trong khi vụ hộ chiếu đường lưỡi bò vẫn đang bị lên án thì TQ có thêm hàng loạt hành vi gây hấn mới khiến dư luận bức xúc.

Ngày 5/2, VN trao công hàm phản đối hoạt động gây căng thẳng biển Đông của TQ. Trong khi vụ hộ chiếu đường lưỡi bò vẫn đang bị lên án thì TQ có thêm hàng loạt hành vi gây hấn mới khiến dư luận bức xúc.

Hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN cho biết đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối những hoạt động gây căng thẳng tình hình biển Đông của Trung Quốc gần đây. Cụ thể là  tỉnh Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng.  Và hành động của 2 tàu cá Trung Quốc cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo.
Hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN cho biết đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối những hoạt động gây căng thẳng tình hình biển Đông của Trung Quốc gần đây. Cụ thể là tỉnh Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng. Và hành động của 2 tàu cá Trung Quốc cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10-2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm mười năm DOC, làm tình hình biển Đông thêm phức tạp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10-2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm mười năm DOC, làm tình hình biển Đông thêm phức tạp.

 

Hành động của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục bị cộng đồng quốc tế lên án. Theo báo Straits Times, ngày 3/12 Singapore đã bày tỏ quan ngại về kế hoạch “kiểm tra, bắt giữ, trục xuất tàu nước ngoài” của Trung Quốc trên biển Đông. “Singapore rất lo ngại về diễn biến này - Bộ Ngoại giao Singapore tuyên bố - Chúng tôi hối thúc các bên tranh chấp chủ quyền trên biển Đông không hành xử khiêu khích. Điều quan trọng là các bên phải tôn trọng những nguyên tắc quốc tế đã được chấp nhận và kiềm chế những hành động có thể làm leo thang căng thẳng”.
Hành động của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục bị cộng đồng quốc tế lên án. Theo báo Straits Times, ngày 3/12 Singapore đã bày tỏ quan ngại về kế hoạch “kiểm tra, bắt giữ, trục xuất tàu nước ngoài” của Trung Quốc trên biển Đông. “Singapore rất lo ngại về diễn biến này - Bộ Ngoại giao Singapore tuyên bố - Chúng tôi hối thúc các bên tranh chấp chủ quyền trên biển Đông không hành xử khiêu khích. Điều quan trọng là các bên phải tôn trọng những nguyên tắc quốc tế đã được chấp nhận và kiềm chế những hành động có thể làm leo thang căng thẳng”.

 

Bộ Ngoại giao Philippines cũng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc “lắng nghe tiếng nói của cộng đồng quốc tế”. “Chúng tôi trông đợi Trung Quốc là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Do đó, chúng tôi hi vọng Trung Quốc sẽ giải thích rõ vấn đề này không chỉ với Philippines mà với cả cộng đồng quốc tế” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc “lắng nghe tiếng nói của cộng đồng quốc tế”. “Chúng tôi trông đợi Trung Quốc là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Do đó, chúng tôi hi vọng Trung Quốc sẽ giải thích rõ vấn đề này không chỉ với Philippines mà với cả cộng đồng quốc tế” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nhấn mạnh.

 

Đồng tình với quan điểm trên  đô đốc hải quân Ấn Độ D. K. Joshi cho rằng cộng đồng quốc tế sẽ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm khi ngang nhiên xâm phạm tự do hàng hải. Ông khẳng định hải quân Ấn Độ sẵn sàng triển khai tàu chiến tới biển Đông để bảo vệ các lợi ích kinh tế của Ấn Độ trước nguy cơ bị Trung Quốc xâm phạm.
Đồng tình với quan điểm trên đô đốc hải quân Ấn Độ D. K. Joshi cho rằng cộng đồng quốc tế sẽ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm khi ngang nhiên xâm phạm tự do hàng hải. Ông khẳng định hải quân Ấn Độ sẵn sàng triển khai tàu chiến tới biển Đông để bảo vệ các lợi ích kinh tế của Ấn Độ trước nguy cơ bị Trung Quốc xâm phạm.

 

 Hôm nay, cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, ông Shivshankar Menon bắt đầu chuyến thăm chính thức hai ngày đến Bắc Kinh và có cuộc thương lượng về các vấn đề biên giới giữa hai nước với ông Đới Bỉnh Quốc. Cuộc gặp diễn ra trong khi có bất đồng giữa hai nước, liên quan đến việc Trung Quốc phát hành các cuốn hộ chiếu điện tử, trong đó những khu vực biên giới Arunachal Pradesh và Aksai Chin được đánh dấu như một phần của lãnh thổ Trung Quốc.
Hôm nay, cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, ông Shivshankar Menon bắt đầu chuyến thăm chính thức hai ngày đến Bắc Kinh và có cuộc thương lượng về các vấn đề biên giới giữa hai nước với ông Đới Bỉnh Quốc. Cuộc gặp diễn ra trong khi có bất đồng giữa hai nước, liên quan đến việc Trung Quốc phát hành các cuốn hộ chiếu điện tử, trong đó những khu vực biên giới Arunachal Pradesh và Aksai Chin được đánh dấu như một phần của lãnh thổ Trung Quốc.

 

Mặt khác, Quân đội Trung Quốc hiện nay đang tăng cường diễn tập chiến tranh. Trong khi quân khu Nam Kinh của Trung Quốc tổ chức diễn tập nhảy dù nhằm nâng cao khả năng tác chiến trong trường hợp giả định chiến tranh thì một hạm đội của Hải quân kéo ra Thái Bình Dương diễn tập tìm kiếm, cứu hộ.
Mặt khác, Quân đội Trung Quốc hiện nay đang tăng cường diễn tập chiến tranh. Trong khi quân khu Nam Kinh của Trung Quốc tổ chức diễn tập nhảy dù nhằm nâng cao khả năng tác chiến trong trường hợp giả định chiến tranh thì một hạm đội của Hải quân kéo ra Thái Bình Dương diễn tập tìm kiếm, cứu hộ.

 

Cuộc diễn tập nhảy dù của một lữ đoàn thuộc Quân khu Nam Kinh của Trung Quốc bao gồm nhảy dù vũ trang và nhảy dù đêm. Trong khi đó, cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu hộ của một hạm đội thuộc Hải quân Trung Quốc bao gồm một trực thăng và bốn tàu chiến: Hàng Châu, Ninh Ba, Zhoushan và Maanshan, diễn ra ở biển Tây Thái Bình Dương vào ngày 1/12/2012.
Cuộc diễn tập nhảy dù của một lữ đoàn thuộc Quân khu Nam Kinh của Trung Quốc bao gồm nhảy dù vũ trang và nhảy dù đêm. Trong khi đó, cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu hộ của một hạm đội thuộc Hải quân Trung Quốc bao gồm một trực thăng và bốn tàu chiến: Hàng Châu, Ninh Ba, Zhoushan và Maanshan, diễn ra ở biển Tây Thái Bình Dương vào ngày 1/12/2012.

 

Cũng trong thời gian này, Trung Quốc hôm qua đã xuất bản một cuốn sách nhỏ nêu rõ tên quần đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku) cùng các đảo liền kề thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Cũng trong thời gian này, Trung Quốc hôm qua đã xuất bản một cuốn sách nhỏ nêu rõ tên quần đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku) cùng các đảo liền kề thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

 

Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) cho biết cuốn sách mới phát hành của Trung Quốc liệt kê tên chính thức bằng tiếng Trung của 71 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có đảo Điếu Ngư và một số thực thể địa lý khác trên vùng biển xung quanh. Sách cũng ghi rõ diện tích, chiều dài-rộng, vị trí, biểu đồ kèm theo các bức ảnh và đồ họa đa chiều của 71 hòn đảo này. Cuốn sách khẳng định quần đảo Điếu Ngư là phần lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc kể từ thời cổ đại.
Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) cho biết cuốn sách mới phát hành của Trung Quốc liệt kê tên chính thức bằng tiếng Trung của 71 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có đảo Điếu Ngư và một số thực thể địa lý khác trên vùng biển xung quanh. Sách cũng ghi rõ diện tích, chiều dài-rộng, vị trí, biểu đồ kèm theo các bức ảnh và đồ họa đa chiều của 71 hòn đảo này. Cuốn sách khẳng định quần đảo Điếu Ngư là phần lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc kể từ thời cổ đại.

 

Đây là động thái nguy hiểm tiếp theo của Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền gây tranh cãi trên các vùng biển trong khu vực. Trước đó, nước này cho lưu hành hộ chiếu mới có in chìm “đường lưỡi bò” ôm trọn Biển Đông, đồng thời phát hành trái phép bản đồ của cái gọi là “thành phố Tam Sa” được thành lập trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với cơ quan hành chính đặt tại đảo Phú Lâm cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đây là động thái nguy hiểm tiếp theo của Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền gây tranh cãi trên các vùng biển trong khu vực. Trước đó, nước này cho lưu hành hộ chiếu mới có in chìm “đường lưỡi bò” ôm trọn Biển Đông, đồng thời phát hành trái phép bản đồ của cái gọi là “thành phố Tam Sa” được thành lập trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với cơ quan hành chính đặt tại đảo Phú Lâm cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam.

 

 Trong một diễn biến khác, CHDCND Triều Tiên vừa hoàn tất việc lắp đặt tầng thứ hai đồng thời cũng đang lắp đặt tầng thứ 3 và tầng cuối cùng của tên lửa lên bệ phóng. Đây là tên lửa đẩy sẽ được Triều Tiên sử dụng để phóng vệ tinh quan sát Trái đất lên vũ trụ trong thời gian sắp tới.
Trong một diễn biến khác, CHDCND Triều Tiên vừa hoàn tất việc lắp đặt tầng thứ hai đồng thời cũng đang lắp đặt tầng thứ 3 và tầng cuối cùng của tên lửa lên bệ phóng. Đây là tên lửa đẩy sẽ được Triều Tiên sử dụng để phóng vệ tinh quan sát Trái đất lên vũ trụ trong thời gian sắp tới.

 

Theo Đài truyền hình KBS TV, CHDCND Triều Tiên có thể sẽ bắt đầu tiếp nhiên liệu cho tên lửa này sau khi hoàn tất việc lắp đặt tầng tên lửa thứ 3. KBS cho biết, Hàn Quốc đã cử một kỹ sư tới Trung Quốc để giám sát quá trình phóng tên lửa của Triều Tiên từ xa.
Theo Đài truyền hình KBS TV, CHDCND Triều Tiên có thể sẽ bắt đầu tiếp nhiên liệu cho tên lửa này sau khi hoàn tất việc lắp đặt tầng tên lửa thứ 3. KBS cho biết, Hàn Quốc đã cử một kỹ sư tới Trung Quốc để giám sát quá trình phóng tên lửa của Triều Tiên từ xa.

 

Quân đội Hàn Quốc hôm qua triển khai một lực lượng đặc nhiệm khẩn cấp chịu trách nhiệm phân tích những động thái mới nhất của T riều Tiên liên quan đến vụ phóng tên lửa tầm xa vào cuối tháng này. (Tổng hợp TTO,Vnmedia,DT)
Quân đội Hàn Quốc hôm qua triển khai một lực lượng đặc nhiệm khẩn cấp chịu trách nhiệm phân tích những động thái mới nhất của T riều Tiên liên quan đến vụ phóng tên lửa tầm xa vào cuối tháng này. (Tổng hợp TTO,Vnmedia,DT)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc