Quy tắc ngầm khiến các phi tần nhà Thanh buộc phải im lặng khi làm "chuyện ấy"

( PHUNUTODAY ) - Có một quy định ngầm buộc các cung tần, mỹ nữ nhà Thanh buộc phải im lặng, không được lên tiếng khi được sủng hạnh.

Thời Trung Quốc xưa, hầu hết các Hoàng đế thường lên ngôi khi hơn 10 tuổi- độ tuổi chưa đến giai đoạn dậy thì nhưng họ đã phải tính đến chuyện hôn nhân, lấy vợ, nạp thê thiếp,...

Nhiều người nghĩ rằng, "lần đầu tiên" của Hoàng đế ắt hẳn phải ở bên Hoàng hậu hoặc các phi tần, song thực tế lại không phải vậy.

Hầu hết các Hoàng tử sau khi sinh ra đều có bảo mẫu chăm sóc. Nguyên nhân đơn giản là do các phi tần sinh xong đều lao vào "cuộc chiến" giữ dáng, họ không có nhiều thời gian chăm sóc cho Hoàng tử.

download (13)

Những bảo mẫu chăm sóc ngày đêm cho Hoàng tử có độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi. Ngoại hình phải ưa nhìn, khỏe mạnh. Là người thân cận bên Hoàng tử từ nhỏ, được tiếp xúc hàng ngày nên những bảo mẫu này dễ trở thành người đầu tiên "khai sáng", truyền thụ lại kinh nghiệm phòng the cho Hoàng tử.

Số phận của những bảo mẫu này khá hẩm hiu. Về sau những người không được phong tước nào do thân phận quá thấp chỉ có thể tiếp tục làm bảo mẫu cho Hoàng đế suốt đời. Nhưng cũng có số ít bảo mẫu may mắn được Hoàng đế "chấm", sủng ái và cho một danh phận rõ ràng, thậm chí phong là thiếp của Hoàng đế.

Ngoài ra, đối tượng thứ 2 dễ được Hoàng đế trao "lần đầu tiên" là cung nữ phụ trách việc giáo dục chuyện "giường chiếu" cho Hoàng đế.

Thời nhà Thanh, có 8 cung nữ được tuyển chọn để trở thành người dạy Hoàng đế lý thuyết tình dục và truyền thụ kiến thức thực tiễn chuyện "giường chiếu" cho Hoàng đế hàng ngày.

Những nữ quan này phải xinh đẹp, tính tình đoan chính, để có thể giúp Hoàng đế tìm hiểu và làm quen những kiến thức tâm sinh lý một cách "chuyên nghiệp" mà không ngại ngùng.

Vốn có ngoại hình nổi bật cùng tính cách dịu dàng, một số nữ quan thường xuyên ở cạnh tiếp xúc với Hoàng đế nên dễ dàng nảy sinh tình cảm. Nhờ con đường đó, họ sẽ một bước lên cao và trở thành phi tử được vua yêu thương.

Tuy nhiên, cũng có những nữ quan tương đối bằng lòng với cuộc sống không tranh đấu trở thành phi của Hoàng đế. Họ vẫn được ban lương, rời cung trở về quê hương, sau đó kết hôn, sinh con đẻ cái, sống một cuộc đời đơn giản, kết cục của những người này thường tốt hơn những người thích tranh đấu chốn hậu cung.

Vì sao phi tần nhà Thanh buộc phải im lặng khi làm chuyện ấy?

Trong hiện tại, nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ có cơ hội trở thành vợ của Thiên tử sẽ được sống trong sự sung túc và hưởng thụ cuộc sống vô cùng tiện nghi.

Tuy nhiên, sự thật là những phi tần trong hậu cung Trung Hoa xưa phải tuân thủ nhiều quy luật và quy định nghiêm ngặt, kể cả trong sinh hoạt vợ chồng. Có thậm chí còn có giai thoại cho rằng những phi tần này không được phép phát ra bất kỳ tiếng động nào trong quá trình sủng hạnh.

Ngoài các quy định về quá trình thị tẩm, hậu phi Thanh triều còn phải tuân thủ một "luật ngầm" của Hoàng đế, đó là không được phép kêu lên trong quá trình sủng hạnh. Quy tắc này được coi là quy tắc "bất thành văn" mà ai cũng hiểu, mặc dù không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào của Thanh triều.

Nguyên nhân của quy tắc kỳ lạ này được cho là do sự quản thúc của Kính Sự phòng trong việc thị tẩm của nhà vua, khiến cho quan hệ vợ chồng của Hoàng đế và phi tử không được bảo mật hoàn toàn. Các thái giám Kính Sự phòng sẽ túc trực ngay bên ngoài tẩm cung, vừa để nhắc nhở nhà vua về giờ giấc, vừa để thực hiện các yêu cầu đột xuất từ chủ tử nếu có. Điều này khiến việc thị tẩm của Thiên tử không thoải mái và tự nhiên.

Thực tế là Hoàng đế không được sủng hạnh phi tử quá nửa giờ, tương đương với 30 phút, và các phi tần vẫn phải chịu đựng những điều kiện khắt khe, khiến cho số phận của những thê thiếp không hoa lệ như những gì mọi người tưởng tượng. Bên ngoài, họ có vẻ rạng rỡ và vẻ vang, nhưng thực tế là họ phải chịu đựng những chua xót và khổ sở mà không phải ai cũng hiểu.

Cũng bởi vậy mà cổ nhân Trung Hoa xưa vẫn thường truyền tai nhau câu nói: "Xuất thân bình thường có niềm vui giản dị của cuộc sống bình thường, xuất thân quyền quý lại có bi ai ít biết của cuộc sống quyền quý".

Vì sao phi tần không được mặc đồ khi thị tẩm?

Để được thị tẩm và có cơ hội được sủng ái trong triều đình Trung Hoa, các phi tần phải trải qua những bước khó khăn. Bước đầu tiên là bị chọn để thị tẩm thông qua việc lật bảng, và quyết định cuối cùng phụ thuộc vào sự ưa thích của vua. Một số phi tần may mắn được sủng ái nhiều lần, trong khi những người khác có thể phải đợi vài năm hoặc vài chục năm để được triệu tập.

Khi được chỉ định thị tẩm, phi tần sẽ được tắm rửa sạch sẽ và cởi bỏ y phục để được đưa đến tẩm cung của vua. Tuy nhiên, trong quá trình này, họ phải tuân theo nhiều quy định kỳ lạ, chẳng hạn như bò từ góc chăn để hở chân, không được ngủ cùng vua và phải rời khỏi tẩm cung sau khi đã được sủng ái.

Nguyên nhân của luật lệ này là để bảo vệ Hoàng đế khỏi những nguy hiểm tiềm tàng và ngăn ngừa các phi tần và cung nữ gây án. Với tình hình chính trị bất ổn của Trung Quốc thời Minh - Thanh, việc này trở nên càng cần thiết hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link