Rải bừa gạo, muối sau khi cúng tự rước xui xẻo, hao hụt vận may: Ý nghĩa phong thủy thực sự là gì?

19:56, Thứ bảy 16/11/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong các nghi lễ cúng giỗ gia tiên, gạo và muối là những vật phẩm không thể thiếu. Nếu không xử lý đúng cách thì sẽ tự rước xui xẻo, làm hao hụt vận may của mình.

Dịp lễ, tết hay cúng giỗ, rất nhiều gia đình bày biện mâm cơm cúng có gạo, muối để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và thần linh. Nhưng sau khi cúng, cách xử lý gạo, muối này lại là điều khiến nhiều người băn khoăn. Nếu không xử lý đúng cách thì sẽ tự rước xui xẻo, làm hao hụt vận may của mình.

Cách xử lý gạo và muối sau cúng giỗ

Trong các nghi lễ cúng giỗ gia tiên, gạo và muối là những vật phẩm không thể thiếu. Nó là biểu tượng của sự no ấm và an lành, cũng là lời cầu khẩn của con cháu đối với tổ tiên, mong muốn được tổ tiên phù hộ, bảo vệ gia đình luôn được an yên và thịnh vượng.

gao-muoi-cung-la-gi-1

Sau khi lễ cúng kết thúc, bạn có thể xử lý gạo và muối có thể theo hai cách:

- Dùng lại: Vì đó là lễ vật cúng gia tiên trong nhà, gạo và muối cũng được xem như đã được tổ tiên phù hộ, mang năng lượng tốt đẹp, nên hoàn toàn có thể dùng lại cho các bữa ăn tiếp theo.

- Hóa cùng vàng mã: Đây là hành động hóa giải những năng lượng xấu, những điều không tốt lành, và không cho chúng ở lại ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ.

Cách xử lý gạo và muối sau lễ cúng Táo quân

Lễ cúng Táo quân là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ, rất nhiều gia đình còn cúng thêm gạo và muối.

Sau khi cúng xong, rắc gạo và muối xung quanh nhà sau cũng là cách để xua đuổi tà ma, năng lượng xấu, giúp mang đến bình an cho gia đình.

Ngoài ra, một số người còn giữ lại gạo và muối cúng Táo quân trong nhà, coi đó là "lộc" mang về nhiều tài lộc, may mắn và tốt lành cho gia chủ. Tuy nhiên, việc giữ hay không giữ sẽ tùy theo tín ngưỡng và phong tục của mỗi gia đình, mỗi vùng miền.

Cách xử lý gạo và muối sau lễ cúng Giao thừaLễ cúng Giao thừa đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón một năm mới tràn đầy hy vọng. Trên mâm cỗ cúng Giao thừa, có nhiều gia đình bày biện thêm gạo và muối, một biểu tượng của sự ấm no, dồi dào. Đây cũng là lời cầu nguyện chân thành gửi đến trời đất, mong muốn một năm mới sức khỏe dồi dào, bình an, may mắn và đón nhận được nhiều phúc khí.

Theo phong thủy, sau lễ cúng Giao thừa, gia chủ nên rắc gạo và muối ở vị trí quanh nhà. Hành động này tượng trưng cho việc bố thí cho tất cả các chúng sinh, mang đến sự bình yên, thịnh vượng và nhiều may mắn cho cả gia đình trong năm mới.

Cách xử lý gạo và muối sau lễ cúng chúng sinh

gao-muoi-cung-la-gi-9

Trong lễ cúng chúng sinh và lễ cúng cô hồn vào dịp tháng 7 âm lịch, gạo và muối là những vật phẩm không thể thiếu. Theo các chuyên gia phong thuỷ, bạn nên rải gạo và muối xung quanh phía ngoài nhà, vãi theo nhiều hướng, tốt nhất từ trong nhà tung ra ngoài. Ngoài ra, cần lưu ý, tuyệt đối không được tung gạo và muối vào nhà.

Ngoài ra, gạo và muối còn được sử dụng để cúng mụ đầy tháng cho trẻ sơ sinh. Kết thúc lễ cúng mụ, gia chủ sẽ rải gạo và muối ngoài nhà, niệm Phật cầu mong sự bình an, trao điềm lành, mang điều dữ đi. Sau khi rải gạo và muối thì mới đốt vàng mã, giấy cúng, bộ hài xanh... và tiến hành cầu nguyện cho bé hay ăn chóng lớn, nhận được phúc ấm, phước lành và điềm may.

Lưu ý, tuyệt đối không nên rải gạo và muối trong nhà, vì có thể dẫn các năng lượng xấu vào nhà, không tốt cho em bé và tất cả thành viên trong gia đình.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm
Từ khóa: gạo muối phong thủy